Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
I. Nhà nước Văn Lang
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương.
- Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
II. Nhà nước Âu Lạc
- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
- An Dương Vương rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.