Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
I. Nhà nước Văn Lang
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương.
- Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
II. Nhà nước Âu Lạc
- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
- An Dương Vương rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
Lý thuyết Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc
I. Đời sống vật chất
- Kinh tế:
+ Chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước, dùng công cụ lao động bằng đồng.
+ Trồng dân nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…
+ Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim, đóng thuyền phát triển.
- Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, ăn cùng với rau, cua, cá…
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.
- Ngày thường, nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, có yếm …Khi có lễ hội, họ mặc đẹp hơn, đeo trang sức, mũ cắm lông chim…
II. Đời sống tinh thần
- Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,…
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, chôn cất người chết…
- Phung tục – tập quán: nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình…
....................................
....................................
....................................