Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Lý thuyết Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á
I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
- Nằm ở phía đông nam Châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Ngày nay có 11 nước bao gồm: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
II. Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII
- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á như : Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu, Tha-tơn…
- Phù Nam với thương cảng Óc Eo là vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên.
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X
- Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ. Con đường giao thương ở Đông Nam Á chuyển sang vùng eo biển Ma-lắc-ca.
- Những người nói tiếng Môn ở lưu vực sông Mê Nam đã xây dựng hai vương quốc Đva-ra-va-ti và Ha-ri-pun-giay-a
- Vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi, người Miến đã thành lập vương quốc Pa-gan.
- Đầu thế kỉ X, người Việt giành lại độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và bắt đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
- Trên đảo Su-ma-tra, Vương quốc Sri Vi-giay-a ra đời và phát triển. Từ thế kỉ VIII, ở trung tâm đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên.
- Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X-XV)
Lý thuyết Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên
I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam được hình thành.
- Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,…
- Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,…
- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á và nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa.
- Chữ viết:
+ Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc Đông Nam Á.
+ Các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng.
- Kiến trúc – điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo và Hin-đu giáo.
+ Các công trình tiêu biểu: Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a)...
....................................
....................................
....................................