Lịch Sử lớp 6 Chương 1: Vì sao phải học lịch sử - Kết nối tri thức với cuộc sống
Lịch Sử lớp 6 Chương 1: Vì sao phải học lịch sử - Kết nối tri thức với cuộc sống
Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 1: Vì sao phải học lịch sử - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6.
Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu hỏi mở đầu trang 9 Bài 1 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em, sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Lời giải:
* Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử:
- Máy tính đầu tiên trên thế giới:
+ Có kích thước khổng lồ: dài khoảng 24 mét, bao phủ diện trích khoảng 160 mét vuông và nặng tổng cộng khoảng 27 tấn.
+ Cổ máy này cần lượng điện tới 150 KW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.
- Máy tính thế hệ thứ tư:
+ Kích thước nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn so với chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới.
+ Bước đầu có sự kết nối mạng giữa các máy tính (Internet).
+ Hạn chế: người dùng không thể mang máy tính theo bên mình.
- Máy tích xách tay hiện nay:
+ Thiết kế đẹp, gọn nhẹ (chỉ khoảng 1 – 3 kg), tiêu tốn ít điện năng.
+ Phổ biến sự kết nối mạng máy tính (Internet).
+ Người dùng có thể mang máy tính theo mình, vì vậy rất thuận tiện trong quá trình sử dụng.
* Nhận xét: sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử được hiểu là lịch sử hình thành và phát triển của chiếc máy tính điện tử.
Câu hỏi 1 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khái niệm Lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể?
Lời giải:
* Khái niệm “Lịch sử”:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
* Ví dụ cụ thể:
- Sự kiện: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43).
- Sự kiện: ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Câu hỏi 2 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời giải:
- “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”… Đó là 2 câu đầu của bài thơ lục bát “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1942.
- Qua 2 câu thơ trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trận trọng, học và hiểu về lịch sử nước nhà để:
+ Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.
Câu hỏi 3 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 có tác dụng gì?
Lời giải:
- Việc biên soạn như hình 2 có tác dụng:
+ Tổng hợp, phân tích (đưa ra các nhận định của tác giả) về các sự kiện, hiện tượng/ các giai đoạn lịch sử. Từ đó, giúp thế hệ sau dễ dàng tiếp nhận kiến thức lịch sử.
+ Làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
Câu hỏi 4 trang 10 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao phải học lịch sử?
Lời giải:
- Cần phải học lịch sử, vì:
+ Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.
+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
.....................................
.....................................
.....................................