Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Kết nối tri thức với cuộc sống
Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Kết nối tri thức với cuộc sống
Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6.
Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu hỏi mở đầu trang 60 Bài 14 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tinh cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thống vô cùng đặc biệt của dân tộc ta. Hình ảnh bên đã phản ánh phần nào không khi của ngày giỗ Tổ. Đã bao giờ em tự hỏi: Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội ngưồn?
Lời giải:
* Điều thôi thúc nhân dân Việt Nam luôn hướng về mảnh đất cội nguồn (Phú Thọ)
- Tinh thần yêu nước và lòng tự hào về cội nguồn giống nòi của dân tộc (con rồng – cháu tiên).
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng trân trọng và biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước.
Câu hỏi 1 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ.
Lời giải:
- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi 2 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.
Lời giải:
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã:
+ Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt; mở đầu cho nền văn minh sông Hồng.
+ Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ sớm, nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống lâu đời.
+ Đặt cơ sở cho sự phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc (ở giai đoạn sau).
Câu hỏi 3 trang 62 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin mục 2 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ.
Lời giải:
- Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Âu Lạc là ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi 4 trang 62 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhà nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước này có gì giống và khác so với Nhà nước Văn Lang?
Lời giải:
* Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu lạc:
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà tần đem quân đánh xuống phía Nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau để cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử “người tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc.
* So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc
|
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
|
Giống nhau |
Lãnh thổ chủ yếu |
- Thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
|
Tổ chức nhà nước |
- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm giữ mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các lạc hầu và Lạc tướng. - Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ. |
||
Khác nhau |
Kinh đô |
Phong Châu (Phú Thọ) |
Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) |
Lãnh thổ |
Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất vùng đất của Tây Âu và Lạc việt). |
|
Tổ chức Nhà nước |
Đơn giản, sơ khai |
- Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn: + Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
.....................................
.....................................
.....................................