Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan
Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 77 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.
Lời giải:
Tên cuộc Khởi nghĩa |
Thời gian bùng nổ |
Nơi đóng đô |
Kết quả |
Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
Năm 40 |
Mê Linh |
- Giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn. - Bị đàn áp vào năm 43 |
- Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. |
Khởi nghĩa Bà Triệu |
Năm 248 |
|
- Thất bại. |
- Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng. - Làm rung chuyển chính quyền đô hộ nhà Ngô; góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc. - Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V. |
Khởi nghĩa Lý Bí |
Năm 542 |
Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) |
- Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (542 – 603). - Bị đàn áp vào năm 603. |
- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. - Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích… |
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Năm 713 |
Nghệ An |
- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm. - Bị đàn áp năm 722. |
- Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của người Việt. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này. - Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng |
Cuối thế kỉ VIII |
Tống Bình (Hà Nội) |
- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 9 năm; sau đó bị đàn áp. |
- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh của người Việt. - Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ. - Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. |