X

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 có đáp án - Kết nối tri thức

Lý Thuyết Lịch Sử 6 Chương 2: Xã hội nguyên thủy | Trắc nghiệm Lịch sử 6 | kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức Chương 2: Xã hội nguyên thủy có đáp án chi tiết hay nhất, giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.

Tóm tắt Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chương 2: Xã hội nguyên thủy - Kết nối tri thức




Trắc nghiệm Bài 4: Nguồn gốc loài người

Câu 1. Loài vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng

A. 5 – 6 triệu năm.

B. 4 triệu năm.

C. 15 vạn năm.

D. 4 vạn năm.

Câu 2. Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng

A. 5 – 6 triệu năm.

B. 4 triệu năm.

C. 15 vạn năm.

D. 4 vạn năm.

Câu 3. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng

A. 5 – 6 triệu năm.

B. 4 triệu năm.

C. 15 vạn năm.

D. 4 vạn năm.

Câu 4. Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm, một nhánh của loài Vượn cổ đã tiến hóa thành

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

C. Người hiện đại.

Câu 5. Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, dạng người nào đã xuất hiện

A. người vượn.

B. Người tối cổ.

C. người khéo léo.

D. Người tinh khôn.

Câu 6. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra theo tiến trình nào sau đây?

A. Vượn người => người hiện đại => người tối cổ.

B. Người tối cổ => người tinh khôn => vượn nhân hình.

C. Vượn người => người tối cổ => người tinh khôn.

D. Người hiện đại => người tối cổ => vượn người.

Câu 7. Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?

A. Công cụ và vũ khí bằng đồng.

B. Di cốt hóa thạch và công cụ bằng đá.

C. Di cốt hóa thạch và vu khí bằng sắt.

D. Đồ gốm và vũ khí bằng đồng thau.

Câu 8. Người tối cổ đã

A. loại bỏ hết dấu tích của loài vượn trên cơ thể mình.

B. biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ.

C. hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.

D. có cấu tạo cơ thể giống với con người hiện nay.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về đặc điểm hình thể của Người tối cổ?

A. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.

B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Thể tích hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ.

D. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?

A. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống với con người hiện nay.

B. Thể tích hộp sợ lớn hơn so với Người tối cổ.

C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao.

D. Trên cơ thể chỉ còn một lớp lông mỏng.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Bài 5: Xã hội nguyên thủy

Câu 1. Hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ là

A. bầy người nguyên thủy.

B. công xã thị tộc.

C. nhà nước.

D. làng, bản.

Câu 2. Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người hiện đại.

Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 3. Người tối cổ đã biết

A. mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn.

B. chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải…

C. dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú.

D. ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về bầy người nguyên thủy?

A. Sống thành từng bầy khoảng vài chục người.

B. Có người đứng đầu mỗi bầy người.

C. Nhiều bầy người sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.

D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Câu 5. Công xã thị tộc là hình thức tổ chức xã hội của

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. người vượn.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của Người tinh khôn?

A. Mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn.

B. Chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải…

C. Dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú.

D. Ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa.

Câu 7. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau đã tạo thành

A. bầy người nguyên thủy.

B. bộ lạc.

C. nhà nước.

D. xóm làng.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống tinh thần của Người nguyên thủy?

A. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung.

B. Vẽ tranh trên vách đá.

C. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.

D. Tín ngưỡng thờ thần – vua.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống vật chất của Người tinh khôn?

A. Biết trồng trọt, thuần dưỡng động vật.

B. Sinh sống trong các hang động, mái đá.

C. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung.

D. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.

Câu 10. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa nào dưới đây?

A. Bắc Sơn.

B. Hòa Bình.

C. Quỳnh Văn.

D. Đồng Đậu.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án hay khác: