Lý Thuyết Lịch Sử 6 Chương 3: Xã hội cổ đại | Trắc nghiệm Lịch sử 6 | kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức Chương 3: Xã hội cổ đại có đáp án chi tiết hay nhất, giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Lịch sử 6 đạt kết quả cao.
Tóm tắt Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chương 3: Xã hội cổ đại - Kết nối tri thức
Trắc nghiệm Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ.
Câu 2. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?
A. Sông Nin.
B. Sông Ấn.
C. Sông Hằng.
D. Sông Ti-grơ.
Câu 3. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông nào dưới đây?
A. Hoàng Hà và Trường Giang.
B. Sông Ơ- phrát và T-grơ.
C. Sông Ấn và Hằng.
D. Sông Hồng và Đà.
Câu 4. Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại?
A. Mê-nét.
B. Ha-mu-ra-bi.
C. Pê-ri-clét.
D. Ốc-ta-vi-út.
Câu 5. Nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập vào khoảng thời gian nào dưới đây?
A. Năm 4000 TCN.
B. Năm 3200 TCN.
C. Năm 2800 TCN.
D. Năm 2500 TCN.
Câu 6. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là
A. En-xi.
B. Thiên tử.
C. Pha-ra-ông.
D. Hoàng đế.
Câu 7. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. En-xi.
B. Thiên tử.
C. Pha-ra-ông.
D. Hoàng đế.
Câu 8. Đến giữa thế kỉ I TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại
A. được hình thành.
B. bị La Mã xâm lược và thống trị.
C. bị Ba Tư xâm lược.
D. được thống nhất lãnh thổ.
Câu 9. Vào thế kỉ III TCN, nhà nước Lưỡng Hà cổ đại
A. được hình thành.
B. bị La Mã xâm lược và thống trị.
C. bị Ba Tư xâm lược.
D. được thống nhất lãnh thổ.
Câu 10. Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay, như
A. cách làm thủy lợi.
B. hệ chữ cái la-tinh.
C. hệ thống 10 chữ số.
D. kĩ thuật làm giấy.
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Câu 1. Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực
A. Tây Á.
B. Nam Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
Câu 2. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là
A. Hoàng Hà và Trường Giang.
B. sông Ơ- phrát và T-grơ.
C. sông Ấn và Hằng.
D. sông Hồng và Đà.
Câu 3. Những thành thị đầu tiên của người Đra-vi-đa tại lưu vực sông Ấn được xây dựng vào thời gian nào?
A. Khoảng năm 3000 TCN.
B. Khoảng năm 2500 TCN.
C. Khoảng năm 2000 TCN.
D. Khoảng năm 1500 TCN.
Câu 4. Giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ?
A. Người Đra-vi-đa.
B. Người A-ri-a.
C. Người Ba-bi-lon.
D. Người Xu-me.
Giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người A-ri-a đã xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).
Câu 5. Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về
A. tôn giáo.
B. giới tính.
C. địa bàn cư trú.
D. chủng tộc và màu da.
Câu 6. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Bra-man.
B. Ksa-tri-a.
C. Vai-si-a.
D. Su-đra.
Câu 7. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Bra-man.
B. Ksa-tri-a.
C. Vai-si-a.
D. Su-đra.
Câu 8. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc.
B. Vương công – vũ sĩ.
C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
D. Nô lệ.
Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm: Vương công – vũ sĩ (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).
Câu 9. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc.
B. Vương công – vũ sĩ.
C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
D. Nô lệ.
Câu 10. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Bra-man bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc.
B. Vương công – vũ sĩ.
C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
D. Nô lệ.
....................................
....................................
....................................