Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Haylamdo biên soạn với với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7.
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Tống.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Minh.
Câu 3. Giữa năm 1418, ai là người đóng giả Lê Lợi nhử địch, giải cứu cho chủ tướng và đã hi sinh?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lai.
C. Nguyễn Chích.
D. Lê Ngân.
Câu 4. Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?
A. Nam Quan.
B. Đông Quan.
C. Chi Lăng.
D. Vân Nam.
Câu 5. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Chích
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Trãi.
D. Đinh Lễ.
Câu 6. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân
A. ra Bắc.
B. vào Nghệ An.
C. vào miền Nam
D. lên núi Chí Linh.
Câu 7. Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.
C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.
D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nghĩa quân có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước, phải tạm dừng chiến tranh.
C. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.
D. Biết dựa vào dân để phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 9. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì
A. đang ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.
B. quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng.
C. quân khởi nghĩa đánh mãi không thắng nên cầu hoà.
D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do
A. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.
B. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.
C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…
D. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.
Câu 11.ở Việt Nam, vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A.Nguyễn.
B.Mạc.
C.Lê.
D.Trần.
Câu 12. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.
Câu 13. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh
A.nhà Minh mới được thành lập.
B.Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
C.nhàMinh lâmvàokhủng hoảng, suy yếu.
D. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Câu 14. Tốt Động - Chúc Động thuộc địa phương nào của Việt Nam hiện nay?
A. Chương Mĩ (Hà Nội).
B. Thanh Trì (Hà Nội).
C.Lạng Sơn.
D. Bắc Giang
Câu 15. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu
A. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.
B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.
C. “Tốt động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
D. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.