X

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Khởi động (trang 5)

Câu hỏi trang 5 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Môn Lịch sử và Địa lí sẽ giúp các em có những hiểu biết về thiên nhiên và con người, khám phá nhiều địa điểm trên Trái Đất trong quá khứ cũng như hiện tại. Để học tập tốt môn học này, các em có thể dùng các phương tiện học tập nào? Cách thức để sử dụng chúng ra sao?

Lời giải:

♦ Để học tập tốt môn lịch sử và địa lí, em có thể dùng các phương tiện học tập là: bản đồ, lược đồ; biểu đồ; bảng số liệu; tranh ảnh; hiện vật,…

Cách thức sử dụng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ:

+ Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết nội dung chính được thể hiện là gì.

+ Đọc bảng chú giải để biết đối tượng thể hiện trên bản đồ, lược đồ.

+ Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu và màu sắc.

- Sử dụng biểu đồ:

+ Đọc tên biểu đồ để biết nội dung được thể hiện là gì.

+ Quan sát biểu đồ để xác định các đối tượng cụ thể trên biểu đồ.

+ So sánh và nhận xét về các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.

- Sử dụng tranh ảnh:

+ Đọc tên tranh ảnh để xác định nội dung khái quát.

+ Tìm hiểu tranh ảnh bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).

+ Nhận xét về nội dung được phản ánh trong tranh ảnh.

- Sử dụng hiện vật:

+ Đọc tên của hiện vật.

+ Tìm hiểu hiện vật bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai (tạo ra, sở hữu)?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).

+ Nêu nhận xét về người nhóm cư dân đã tạo ra hoặc sở hữu hiện vật đó.

Khám phá (trang 5, 7, 8)

Câu hỏi 1 trang 5 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

• Cho biết nội dung thể hiện trên lược đồ.

• Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong lược đồ; kể tên các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Nội dung thể hiện trên lược đồ là: diễn biến chính của trận Chi Lăng - Xương Giang (năm 1427) của nghĩa quân Lam Sơn.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số kí hiệu được sử dụng trong lược đồ là: hướng tấn công của quân Lam Sơn; nơi nghĩa quân Lam Sơn mai phục; nơi nghĩa quân Lam Sơn bao vây; nơi quân Minh bị tiêu diệt; hướng hành quân của quân Minh và biên giới quốc gia ngày nay.

+ Các địa điểm quân Lam Sơn tấn công quân Minh là: Pha Lũy; Ải Lưu; Cần Trạm; Phố Cát; Xương Giang.

Câu hỏi 2 trang 5 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

• Cho biết nội dung thể hiện trên bản đồ.

• Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong bản đồ; kể tên thủ đô và các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Nội dung thể hiện trên bản đồ là: các đơn vị hành chính của nước Việt Nam hiện nay.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số kí hiệu được sử dụng trong bản đồ là: Thủ đô; thành phố trực thuộc trung ương; biên giới quốc gia; địa giới giữa các tỉnh, thành phố; hồ; sông,…

+ Thủ đô của Việt Nam là: thành phố Hà Nội.

+ Các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam là: Hà Nội; Hải Phòng; Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Câu hỏi trang 7 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:

• Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung gì.

• Nêu tên trục dọc, trục ngang của biểu đồ và đơn vị của mỗi trục.

• So sánh độ cao của các cột và nhận xét về sự thay đổi số dân Việt Nam qua các năm.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Biểu đồ thể hiện nội dung: dân số của Việt Nam qua các năm, giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019.

- Yêu cầu số 2: Các đối tượng cụ thể trên biểu đồ là:

+ Số dân của từng năm.

+ Đơn vị tính số dân.

+ Thời gian;

+ Tên biểu đồ.

- Yêu cầu số 3: So sánh (số dân qua từng năm của Việt Nam): Trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019, số dân của Việt Nam tăng liên tục qua từng năm. Nhìn chung trong cả giai đoạn, dân số Việt Nam đã tăng lên khoảng: 43.8 triệu người. Trong đó:

+ Từ năm 1979 đến 1989, dân số tăng thêm: 11.7 triệu người.

+ Từ năm 1989 đến 1999, dân số tăng thêm: 11.9 triệu người.

+ Từ năm 1999 đến 2009, dân số tăng thêm: 9.5 triệu người.

+ Từ năm 2009 đến 2019, dân số tăng thêm: 10.7 triệu người.

Câu hỏi trang 8 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:

• Đặt các câu hỏi để tìm hiểu về bức ảnh.

• Trao đổi với bạn về nội dung được thể hiện trong bức ảnh.

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Đặt câu hỏi tìm hiểu về bức ảnh:

+ Các nhân vật trong bức ảnh là ai?

+ Bức ảnh được chụp vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Bức ảnh thể hiện nội dung gì?

- Yêu cầu số 2: Nội dung bức ảnh thể hiện: tình cảm yêu thương, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các bạn thiếu nhi vùng cao Việt Bắc.

Câu hỏi trang 8 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:

• Cùng bạn đặt các câu hỏi tìm hiểu về hiện vật.

• Mô tả về trống đồng (hình dạng, màu sắc, hoa văn,..).

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Đặt các câu hỏi tìm hiểu về hiện vật:

+ Chiếc trống đồng Ngọc Lũ được tìm thấy ở đâu?

+ Chiếc trống đồng Ngọc Lũ có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?

+ Nhóm cư dân nào đã tạo ra chiếc trống đồng này?

+ Những hoa văn nào được thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ? Ý nghĩa của những hoa văn đó là gì?

+ Chiếc trống đồng Ngọc Lũ có giá trị như thế nào?

+ Hiện nay, chiếc trống đồng này được trưng bày ở đâu?

- Yêu cầu số 2: Mô tả về trống đồng Ngọc Lũ

+ Hình dáng: thân trống hình trụ đứng; chân trống hình nón cụt hơi choãi.

+ Màu sắc: màu xanh xám

+ Hoa văn: giữa mặt trống đúc nổi mặt trời 14 tia, xung quanh khắc chìm 16 vành hoa văn gồm các loại: hình học, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, đặc biệt là các băng trang trí diễn tả cảnh sinh hoạt, lễ hội, đánh trống đồng, cầu mùa, giã gạo....Tang trống cong đều, trang trí 6 hình thuyền, người hóa trang, chim, thú...

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 9

Luyện tập (trang 9)

Luyện tập 1 trang 9 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Dựa vào hình 2, em hãy xác định vị trí địa Ií của Việt Nam theo các gợi ý dưới đây.

- Chỉ trên bản đồ đường biên giới quốc gia của Việt Nam trên đất liền

- Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia và vùng biển nào?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Lời giải:

- Xác định vị trí địa lí của Việt Nam:

+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á.

+ Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.

Luyện tập 2 trang 9 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Tại sao hiện vật được coi là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về quá khứ?

Lời giải:

- Hiện vật lịch sử là những bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về quá khứ, vì đó là những di tích, đồ vật,… của con người được lưu giữ lại.

Vận dụng (trang 9)

Vận dụng 1 trang 9 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1. Sưu tầm và giới thiệu về một lược đồ, bản đồ, tranh ảnh hoặc hiện vật cụ thể phục vụ học tập môn Lịch sử và Địa lí.

Nhiệm vụ 2. Lựa chọn một đồ vật có nhiều kỉ niệm đối với em (đồ chơi, bức ảnh, cuốn sách,...) để viết đoạn văn ngắn khoảng 3 - 5 câu giới thiệu về đồ vật đó.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Tham khảo: Giới thiệu về hiện vật: mũi tên đồng Cổ Loa

- Ảnh của hiện vật:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

- Thông tin về mũi tên đồng Cổ Loa

+ Niên đại: cách ngày nay khoảng 2500 - 2000 năm.

+ Nơi phát hiện: Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

+ Hình dạng: hầu hết mũi tên có 3 cạnh, có trụ, có cánh và có chuôi. Với cấu trúc, kiểu dáng như vậy, các mũi tên đồng Cổ Loa rất phù hợp với nguyên lí khí động học áp dụng cho các vật thể bay trong không gian: đảm bảo độ chính xác tới đích bắn, tạo ngay vết thương hở khi cắm vào mục tiêu.

+ Giá trị: sự ra đời và cấu tạo của mũi tên đồng đã thể hiện cách đánh cũng như nghệ thuật quân sự của cư dân Văn Lang - Âu Lạc thời kỳ dựng nước.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác: