Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập học kì 1
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Ôn tập học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập học kì 1
Bài 1 trang 56 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về địa phương em theo gợi ý dưới đây.
* Tên địa phương em là gì?
* Địa phương em ở vùng nào? Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?
* Thiên nhiên ở địa phương em có đặc điểm gì nổi bật?
* Địa phương em có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào?
* Giới thiệu nét văn hóa đặc sắc ở địa phương em.
Kể về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
b) Hãy nêu một điều em thích và một điều em còn băn khoăn về môi trường ở địa phương mình. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng môi trường đó.
Lời giải:
Yêu cầu a)
- Tên địa phương: thành phố Hà Nội
- Vị trí:
+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
- Thiên nhiên:
+ Địa hình:3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…
+ Khí hậu:Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu:
+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).
- Nét văn hóa đặc sắc:
+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
+ Lễ hội:có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Yêu cầu b)
- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.
- Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm
+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…
+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,…
Bài 2 trang 56 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Hãy cho biết em đã được học về những vùng nào dưới đây.
b) Hoàn thành bảng giới thiệu tóm tắt về vùng em đã học theo gợi ý dưới đây
c) Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên.
Lời giải:
- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Đồng bằng Bắc Bộ |
|
Vị trí địa lí |
- Tiếp giáp với: + Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ. + Vịnh Bắc Bộ. + Các nước Lào và Trung Quốc. |
- Tiếp giáp với: + Trung du và miền núi Bắc Bộ; + Duyên hải miền Trung; + Vịnh Bắc Bộ. |
Thiên nhiên |
- Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... - Khí hậu: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều; + Mùa đông lạnh nhất cả nước. - Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh. |
- Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo. + Mùa đông lạnh. - Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa. |
Dân cư |
- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,... - Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều. |
- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,... - Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều. |
Hoạt động sản xuất |
- Làm ruộng bậc thang - Xây dựng công trình thủy điện - Khai thác khoáng sản. |
- Trồng lúa nước. - Có nhiều nghề thủ công. - Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. |
Một số nét văn hóa |
- Chợ phiên vùng cao. - Lễ hội Lồng Tồng. - Nghệ thuật Xòe Thái. |
- Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau - Có nhiều lễ hội đặc sắc. |
Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
- Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945) - … |
- Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;… - Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,… |
- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…
Bài 3 trang 57 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy cho biết tên di tích lịch sử ở cột A tương ứng với tên vùng nào ở cột B
Lời giải:
- A (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ): (1) Đền Hùng
- B (vùng Đồng bằng Bắc Bộ): (2) Thăng Long tứ trấn; (3) Hồ Gươm; (4) Văn Miếu - Quốc Tử Giám;
- C (vùng Duyên hải miền Trung): (5) Kinh thành Huế; (6) Lăng vua Tự Đức; (7) Chùa Thiên Mụ; (9) Chùa Cầu; (10) Hội quán Phúc Kiến; (8) Nhà cổ Phùng Hưng
- E (vùng Nam Bộ): (11) Bến cảng Nhà Rồng; (12) Dinh Độc Lập; (13) Địa đạo Củ Chi
Bài 4 trang 57 Lịch sử và Địa lí lớp 4:
a) Em hãy cùng bạn sưu tầm tư liệu để hoàn thành bài giới thiệu về một trong các di tích lịch sử đã được học theo gợi ý ở bên.
b) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử đó?
Lời giải:
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…