Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Khởi động (trang 81)
Câu hỏi trang 81 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy quan sát hình 1 và cho biết cảm nhận của em về thác Prenn. Theo em, vùng nào của nước ta có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng?
Lời giải:
- Cảm nhận: thác Prenn mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên nhưng cũng rất thơ mộng.
- Vùng Tây Nguyên có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng, như: thác Voi; thác Pa Sỹ; thác Krông KMar; thác Dray Sap,…
Khám phá (trang 81, 82, 83, 84, 85)
Câu hỏi trang 81 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 2, em hãy:
• Chỉ ranh giới của vùng Tây Nguyên.
• Cho biết vùng Tây Nguyên tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.
Lời giải:
- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển;
- Khu vực Tây Nguyên tiếp giáp với: Lào, Cam-pu-chia; vùng Duyên hải miền Trung và vùng Nam Bộ.
Câu hỏi trang 82 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 2 và bảng 1, em hãy:
• Xác định vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. Nêu tên cao nguyên cao nhất và cao nguyên thấp nhất.
• Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1:
- Các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên là: Kon Tum; Pleiku; Đắk Lắk; Mơ Nông; Lâm Viên; Di Linh.
- Cao nguyên cao nhất là: cao nguyên Lâm Viên (1500 m).
- Cao nguyên thấp nhất là: Kon Tum và Đắk Lắk (500 m).
• Yêu cầu số 2: Địa hình của vùng Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng lớn và có độ cao khác nhau.
Câu hỏi trang 83 Lịch sử và Địa lí lớp 4: • Dựa vào bảng 2, em hãy nhận xét về nhiệt độ trung bình tháng; lượng mưa vào mùa mưa và mùa khô ở Pleiku.
• Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy nêu nét điển hình của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Nhận xét:
- Mùa khô ở Pleiku kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Trong các tháng mùa khô:
+ Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 19 - 24 oC.
+ Lượng mưa thấp, dao động trong khoảng từ 3 - 97 mm.
- Mùa mưa ở Pleiku kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10. Trong các tháng mùa mưa:
+ Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 12 - 24 oC.
+ Lượng mưa thấp, dao động trong khoảng từ 181 - 493 mm.
• Yêu cầu số 2: Ở Tây Nguyên, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa thường có những ngày mưa dầm kéo dài, thậm chí mưa cả tuần, nước tràn khắp nơi.
- Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô khốc, vụn bở.
Câu hỏi trang 83 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Đọc tên một số sông ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
Câu hỏi trang 84 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
• Kể tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm rừng ở vùng Tây Nguyên.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên: rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm rừng của Tây Nguyên
- Tây Nguyên là vùng còn có nhiều rừng tự nhiên nhất nước ta. Ở đây có nhiều kiểu rừng, trong đó nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới.
- Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã giảm.
Câu hỏi trang 85 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:
• Cho biết tại sao rừng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
• Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1:
- Rừng có vai trò rất lớn đối với tự nhiên của vùng Tây Nguyên:
+ Rừng giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu và hạn chế thiên tai.
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
- Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu, dược liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.
• Yêu cầu số 2: Một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng;
- Khai thác rừng hợp lí;
- Giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ:…
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 85
Luyện tập (trang 85)
Luyện tập 1 trang 85 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Xác định vị trí của vùng Tây Nguyên và các cao nguyên ở vùng này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Lời giải:
(*) Học sinh tự xác định vị trí vùng Tây Nguyên và các cao nguyên ở vùng này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Luyện tập 2 trang 85 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Trình bày một đặc điểm thiên nhiên của vùng Tây Nguyên. Hãy tìm kiếm và chia sẻ thông tin về ảnh hưởng của đặc điểm đó đối với đời sống và sản xuất của người dân nơi đây.
Lời giải:
- Đặc điểm sông ngòi:
+ Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
+ Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
- Ảnh hưởng của đặc điểm sông ngòi đến đời sống và sản xuất:
+ Cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
+ Trên sông có nhiều thác ghềnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện và du lịch
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.
Luyện tập 3 trang 85 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy vẽ vào vở sơ đồ thể hiện vai trò của rừng đối với tự nhiên, đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Tây Nguyên. Tìm một số ví dụ minh hoạ cho những vai trò đó.
Lời giải:
Vận dụng (trang 85)
Vận dụng trang 85 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1. Nếu là học sinh ở vùng Tây Nguyên, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ rừng nơi đây?
Nhiệm vụ 2. Vẽ, viết hoặc sưu tầm thông điệp về bảo vệ rừng và chia sẻ với các bạn, những người xung quanh.
Lời giải:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
(*) Tham khảo: