Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông-Nguyên - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông-Nguyên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử Địa Lí 5.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông-Nguyên - Cánh diều
Khởi động (trang 44)
Câu hỏi trang 44 Lịch sử và Địa lí 5: Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử gắn liền với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm, trong đó có chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần. Em hãy chia sẻ những điều em biết về nhà Trần.
Hình 1. Khu di tích Bạch Đằng Giang (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng)
Lời giải:
- Nhà Trần (1225-1400) là một vương triều phong kiến của Việt Nam, nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong việc ba lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh. Dưới sự lãnh đạo tài ba của các vị vua Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đại Việt đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và ghi dấu ấn chói lọi trong lịch sử.
Khám phá (trang 44, 45, 46, 47)
Câu hỏi trang 44 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
• Trình bày những nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Trần.
• Kể về đóng góp của một nhân vật lịch sử của Triều Trần mà em yêu thích.
Hình 2. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (Quảng Ninh)
Hình 3. Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Những nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Trần:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ.
+ Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, nhiều tướng giỏi đã có công lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Giáo dục, khoa cử được chú trọng, trường học được mở ở nhiều địa phương, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.
♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện về nhân vật Chu Văn An:
+ Chu Văn An là người có tính cương trực, học vấn tinh thông, ông được mời ra làm quan nhưng từ chối để về quê mở trường học.
+ Học trò của ông đỗ đạt cao, có công giúp nước. Nhờ đó, Chu Văn An được mời làm người đứng đầu Quốc Tử Giám, trực tiếp dạy học cho các hoàng tử.
+ Dưới thời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An đã dâng sớ đòi chém 7 viên quan nịnh thần nhưng vua không nghe, ông liền từ quan và về Hải Dương dạy học, viết sách.
Câu hỏi trang 46 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy:
• Kể lại chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
• Kể câu chuyện về một nhân vật trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên mà em yêu thích.
Hình 4. Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Nam Định)
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Được tin quân Nguyên kéo về cửa sông Bạch Đằng để đón đoàn thuyền lương, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đóng cọc gỗ xuống sông Bạch Đằng.
- Ngày 9-4-1288, đoàn thuyền của quân Nguyên đến sông Bạch Đằng. Nhân lúc nước triều lên, Hưng Đạo Đại Vương cho quân ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Quân Nguyên dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống, thuyền giặc sa vào bãi cọc. Phục binh của quân nhà Trần đổ ra đánh cùng với quân tiếp ứng. Quân Nguyên bị tiêu diệt.
♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Nhân vật em yêu thích là Trần Quốc Toản:
+ Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau khi đánh thắng giặc Nguyên lần thứ nhất, nhà vua mở hội nghị Bình Than để bàn kế sách.
+ Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự, dù còn nhỏ tuổi những có chí khí, vua đã khen và thưởng cho quả cam. Tuy nhiên Trần Quốc Toản đã vô ý bóp quả cam trong tay vì căm giận quân giặc mà lại không được dự họp.
+ Sau đó, Trần Quốc Toản tập hợp mọi người luyện tập, rèn vũ khí, viết lên lá cờ sáu chữ “Phá cường địch, bảo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Ông tham gia nhiều trận đánh lớn và hy sinh khi mới 18 tuổi.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 48
Luyện tập (trang 48)
Luyện tập trang 48 Lịch sử và Địa lí 5: Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học theo gợi ý dưới đây:
Lời giải:
Vận dụng (trang 48)
Vận dụng trang 48 Lịch sử và Địa lí 5: Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, câu chuyện về một nhân vật lịch sử thời Trần mà em yêu thích và chia sẻ với bạn học.
2. Giả sử địa phương em đang có kế hoạch lựa chọn tên một số nhân vật lịch sử Triều Trần để đặt tên cho trường học, đường phố,... Em hãy đề xuất tên nhân vật lịch sử phù hợp với kế hoạch này và giải thích lí do mà em đề xuất.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
(*) Tham khảo: Nhân vật Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn còn gọi là Trần Hưng Đạo hay Hưng Đạo Đại Vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai, để khích lệ tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ". Hịch truyền ra, tướng sĩ ai nấy một lòng diệt giặc. Họ lấy mực xăm lên tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông - Nguyên) để thể hiện quyết tâm của mình.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba, Trần Quốc Tuấn được trao quyền tổng chỉ huy quân đội.
♦ Yêu cầu số 2: Em xin được đề xuất tên nhân vật “Trần Nhân Tông”. Bởi vì:
+ Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, lỗi lạc đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Đại Việt trong thời kỳ nhà Trần. Ông là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam.
+ Trần Nhân Tông là một vị vua-thiền sư, biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ. Ông đã để lại nhiều bài thơ, bài văn, bài kệ có giá trị cao về triết học, Phật giáo và văn học.
+ Việc đặt tên Trần Nhân Tông cho trường học, đường phố sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, lòng nhân ái, sự giác ngộ và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.