X

Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí Lớp 5

Địa Lí lớp 5 - Giải bài tập SGK Địa Lí lớp 5 hay nhất


Địa Lí lớp 5 - Giải bài tập SGK Địa Lí lớp 5 hay nhất

Để học tốt Địa Lí lớp 5, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Địa Lí 5, sẽ giúp em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và học tốt hơn môn Địa Lí 5

Địa Lí lớp 5 - Giải bài tập SGK Địa Lí lớp 5 hay nhất




Giải Địa Lí lớp 5 Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 1 trang 66: Quan sát hình 1, hãy:

+ Chỉ ra phần đất liền của nước ta trên lược đồ.

+ Nêu tên những nước giáp phần đất liền của nước ta.

+ Cho biết biển bao bọc phí nào phần đất liền của nước ta. Tên biển là gì?

+ Kể tên 1 số đảo và quần đảo của nước ta.

Trả lời:

+ Phần đất liền của nước ta: Nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền nước ta giáp với 3 nước phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào và Camphuchia; phía Đông giáp với biển Đông.

+ Phần đất liền nước ta giáp với 3 nước phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào và Camphuchia.

+ Biển bao bọc phần phía Đông nước ta, tên biển là Biển Đông.

+ Tên một số các đảo và quần đảo của nước ta: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, đảo Cái Bầu, đảo Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cổ Cỏ, đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc….

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 1 trang 67: Quan sát hình 2, cho biết:

+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét.

+ Nơi hẹp nhất bao nhiêu ki-lô-mét?

Trả lời:

+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1650 ki-lô-mét. Tính từ điểm đầu Lũng Cú đến điểm cuối Đất Mũi.

+ Nơi hẹp nhất khoảng 48 ki-lô-mét thuộc Quảng Bình.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 1 trang 68: Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết những nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn nước ta.

Trả lời:

- Nước có diện tích lớn hơn nước ta là Trung Quốc (9597 nghìn km2) Nhật Bản (378 nghìn km2).

- Nước có diện tích nhỏ hơn nước ta là Lào (237 nghìn km2), Campuchia (181 nghìn km2).

Câu 1 trang 68 Địa Lí 5: Chỉ vị trí của nước ta trên hình 1 và trên quả Địa cầu.

Trả lời:

Vị trí của nước ta: Đất nước ta vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo:

+ Phần đất liền của nước ta: Nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á.

+ Vùng biển nước ta là 1 bộ phận của biển Đông thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 2 trang 68 Địa Lí 5: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông.

Trả lời:

+ Phần đất liền nước ta giáp với 3 nước phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào và Camphuchia.

+ Diện tích phần đất liền nước ta có diện tích khoảng 330.000 km2.

Câu 3 trang 68 Địa Lí 5: Chỉ và nêu tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam.

Trả lời:

+ Tên một số các đảo và quần đảo của nước ta: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, đảo Cái Bầu, đảo Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cổ Cỏ, đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc….

Giải Địa Lí lớp 5 Bài 2: Địa hình và khoáng sản

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 2 trang 68: Dựa vào hình 1, hãy:

- Chỉ vùng đồi núi và đồng bằng trên hình 1.

- So sánh diện tích vùng đồi núi với đồng bằng nước ta.

Trả lời:

- Các em nhìn vào thang phân tầng độ cao trong bảng chú giải của hình 1

       + Vùng đồi núi tương ứng với màu vào và màu da cam có đô cao trên 200 mét. Vùng đồi núi nằm ở phía Tây, Tây Bắc chiếm ¾ diện tích lãnh thổ phần đất liền, trải rộng khắp các tỉnh bắc , biên giới phía bắc và chạy dài từ Bắc xuống Nam.

       + Vùng Đồng bằng tương ứng với gam màu xanh dưới 200 mét. Đồng bằng nước ta nằm ở phía Đông kéo dài theo từ ven biển từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc Bộ, dải đồng Đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ, phần lớn các đồng bằng do phù sao sông bồi đắp, có địa hình bằng phẳng.

- So sánh diện tích đồi núi và đồng bằng: phần đất liền nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 là diện tích đồng bằng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 2 trang 70: Quan sát hình 1, hãy:

+ Kể tên các dãy núi ở nước ta.

+ Cho biết những dãy núi nào có hướng tây bắc-đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung?

Trả lời:

+ Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, dãy Trường Sơn…

+ Cho biết những dãy núi có hướng tây bắc-đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.

+ Những dãy núi có hình cánh cung: sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 2 trang 70: Chỉ trên hình 1: Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng duyên hải miền Trung.

Trả lời:

Vùng Đồng bằng tương ứng với gam màu xanh dưới 200 mét. Đồng bằng nước ta năm ở phía Đông kéo dài theo từ ven biển từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc Bộ ở miền bắc, dải đồng Đồng bằng duyên hải miền Trung chạy dọc theo ven biển miền Trung, đồng bằng Nam Bộ ở phía nam, tây nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 2 trang 70: Quan sát hình 2, hãy:

- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.

- Chỉ những nơi có mỏ sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.

Trả lời:

- Tên một số loại khoáng sản ở nước ta: Dầu mỏ,Khí tự nhiên, Than, Sắt, Thiếc, Đồng, Bô-xít, Vàng, A-pa-tit,…

- Chỉ những nơi có mỏ sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ:

+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh.

+ A-pa-tit: Lào Cai

+ Bô-xít: Tây Nguyên

+ Dầu Mỏ: Thềm lục địa phía Đông Nam với các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Rồng….

Câu 1 trang 71 Địa Lí 5: Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

Trả lời:

Phần đất liền nước ta ta với ¾ diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 là diện tích đồng bằng.

+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây, Tây Bắc chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ phần đất liền, trải rộng khắp các tỉnh bắc , biên giới phía bắc và chạy dài từ Bắc xuống Nam. Vùng đồi núi có địa hình cao hiển trở nên đi lại khó khăn dân cư thưa thớt

+ Đồng bằng nước ta nàm ở phía Đông kéo dài theo từ ven biển từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc phần lớn các đồng bằng do phù sao sông bồi đắp, có địa hình bằng phẳng, tập trung dân cư đông đúc.

Câu 2 trang 71 Địa Lí 5: Nêu tên và chỉ môt số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.

Trả lời:

+ Các dãy núi nằm ở phía TâyHoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, dãy Trường Sơn…

+ Các Đồng bằng nằm ở ven biển, từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc Bộ ở miền bắc, dải đồng Đồng bang duyên hải miền Trung chạy dọc theo ven biển miền Trung, đồng bằng Nam Bộ ở phía nam, tây nam.

Câu 3 trang 71 Địa Lí 5: Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và cho biết chúng có ở đâu.

Trả lời:

Một số loại khoáng sản ở nước ta và phân bố:

Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh.

Than: Quảng Ninh.

Khí tự nhiên: Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ

Thiếc: Cao Bằng

Đồng: Lào Cai…

A-pa-tit: Lào Cai

Bô-xít: Tây Nguyên

Dầu Mỏ: Thềm lục địa phía Đông Nam với các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Rồng….

Giải Địa Lí lớp 5 Bài 3: Khí hậu

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 3 trang 72: Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa Cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh.

Trả lời:

Vị trí của nước ta Nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền nước ta giáp với 3 nước phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào và Camphuchia; phía Đông giáp với biển Đông.

Nước ta nằm ở khí hậu nhiệt đới. Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 3 trang 72: Chỉ trên hình 1, hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7.

Trả lời:

Hướng gió tháng 1 Đông Bắc

Hướng gió tháng 7: Tây Nam, đồng bằng Bắc bộ có hướng Đông Nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 3 trang 72:

Chỉ trên hình 1 miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm.

- Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Khí hậu nước ta chia ra là 2 miền khí hậu miền Bắc và miền Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã.

+ Ở miền Bắc có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở ra bắc. khí hậu chia làm 2 mùa tương ứng với 2 mùa gió mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng nhiều mưa. Mùa đông trời lạnh và ít mưa.

+ Ở miền Nam có ranh giới hạn từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào nam, khí hậu nóng quanh năm chỉ có 2 mùa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa.

- Nhận xét sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Chêch lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội là 130C, Chêch lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 của Thành phố Hồ Chí Minh là 10C. Như vậy chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội lớn hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 3 trang 73: Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất.

Trả lời:

Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất:

- Lũ lụt: Ngập úng gây thiệt hại về sản xuất, của cải, tính mạng của người dân.

- Hạn hán: gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, cháy rừng…

Câu 1 trang 74 Địa Lí 5: Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta

Trả lời:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bính năm cao trừ những vùng núi cao.

- Gió và mưa thay đổi theo mùa, trong một năm có hai mùa gió chính: gió mùa đông hướng đông bắc, mưa ít; mùa hạ là gió tây nam hoặc đông nam, có mưa lớn.

Câu 2 trang 74 Địa Lí 5: Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Khí hậu nước ta chia ra là 2 miền khí hậu miền Bắc và miền Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã.

+ Ở miền Bắc khí hậu chia làm 2 mùa tương ứng với 2 mùa gió mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng nhiều mưa. Mùa đông trời lạnh và ít mưa.Giữa 2 mùa là thời kì chuyển tiếp, gọi là mùa thu và mùa xuân. Mùa xuân có mưa phùn ấm áp , mẩ ướt; mùa thu trờ se lạnh, khô hanh.

+ Ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm chỉ có 2 mùa mùa mư và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng, ban đêm dịu mát.

Câu 3 trang 74 Địa Lí 5: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất.

Trả lời:

Khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống và hoạt động sản xuất:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cây cối phát triển, phát triển nông nghiệp, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Ở miền Bắc có mùa đông lạnh phát triển trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới.

- Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư.

....................................

....................................

....................................