X

Trắc nghiệm Ngữ Văn 12


Trắc nghiệm bài Một người Hà Nội (có đáp án) - Ngữ văn lớp 12


Trắc nghiệm bài Một người Hà Nội (có đáp án) - Ngữ văn lớp 12

Trắc nghiệm bài Một người Hà Nội Ngữ văn lớp 12 được Giáo viên kinh nghiệm biên soạn đầy đủ, chi tiết bám sát nội dung các bài học giúp cho học sinh ôn luyện và học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 12.

Trắc nghiệm bài Một người Hà Nội (có đáp án) | Ngữ văn lớp 12

A. Vài nét về Nguyễn Khải

Câu 1 : Nguyễn Khải sinh ra tại đâu?

A. Hà Nội

B. Hưng Yên

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Nguyễn Khải sinh ra tại Hà Nội nhưng sống ở nhiều nơi.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : “Năm 1947, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào làm bộ đội, làm y tá rồi viết văn”.

Nội dung trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Năm 1947, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào làm bộ đội, làm y tá rồi làm báo.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Nguyễn Khải bắt đầu viết văn năm bao nhiêu?

A. 1949

B. 1950

C. 1951

D. 1952

Nguyễn Khải bắt đầu viết văn năm 1950

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?

A. Bình Định

B. Hưng Yên

C. Thành phố Hồ Chí Minh

D. Hà Nội

Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khải?

A. Xung đột

B. Mùa lạc

C. Thời gian của người

D. Con nai đen

Kịch Con nai đen (Nguyễn Đình Thi)

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?

A. Xung đột

B. Xây dựng

C. Một chặng đường

D. Tầm nhìn xa

Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với truyện Xây dựng.

Chọn đáp án : B

Câu 7 : Năm 2000, Nguyễn Khải được nhận giải thưởng nào?

A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

B. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam

C. Giải thưởng Văn học ASEAN

D. Tất cả các đáp án trên

Năm 2000, Nguyễn Khải được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải:

A. Kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn

B. Kết hợp giữa triết lí và trữ tình

C. Giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm

D. Tất cả các đáp án trên

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải: ông có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?

A. Nhà văn

B. Nhà báo

C. Y tá

D. Tất cả các đáp án trên

Nguyễn Khải đã từng làm ý tá rồi làm báo. Năm 1950, ông bắt đầu viết văn.

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Khải đề cập đến vấn đề gì?

A. Nông thôn Việt Nam

B. Vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của cuộc sống

C. Bộ đội trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ.

D. Tất cả các đáp án trên

Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Khải đề cập nhiều đến vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.

Chọn đáp án : B

B. Tìm hiểu chung về Một người hà nội

Câu 1 : Một người Hà Nội của tác giả nào?

A. Ma Văn Kháng

B. Nguyễn Khải

C. Nguyễn Minh Châu

D. Nguyễn Thi

Một người Hà Nội – Nguyễn Khải

Chọn đáp án : B

Câu 2 : Tác phẩm Một người Hà Nội thuộc thể loại:

A. Kịch

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Truyện ngắn Một người Hà Nội – Nguyễn Khải

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập truyện nào của Nguyễn Khải?

A. Một người Hà Nội

B. Một thời gió bụi

C. Hà Nội trong mắt tôi

D. Sống ở đời

Một người Hà Nội được in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Truyện ngắn Một người Hà Nội được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1988

B. 1989

C. 1990

D. 1991

Một người Hà Nội sáng tác năm 1990.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Tác phẩm Một người Hà Nội được Nguyễn Khải sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ

B. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị.

C. Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dân phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai vừa kết thúc thắng lợi, đất nước trở về muôn mặt đời thường với những tàn dư của chiến tranh.

Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Một người Hà Nội xoay quanh câu chuyện cuộc đời của nhân vật nào?

A. Cô Hiền

B. Chị Đại

C. Anh Khải

D. Anh Dũng

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, “một hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Qua tác phẩm Một người Hà Nội, tác giả Nguyễn Khải bày tỏ thái độ, tình cảm gì?

A. Nhà văn bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu sắc.

B. Nhà văn bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng những người có ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống.

C. Nhà văn phê phán lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội.

D. Tất cả các đáp án trên

Qua tác phẩm, nhà văn bày tỏ thái độ phê phán lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội.

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội ?

A. Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội

B. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau

C. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở

D. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng

* Giá trị nội dung truyện ngắn Một người Hà Nội:

- Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội

- Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho cả hôm nay và mai sau

- Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Một người Hà Nội :

A. Giọng điệu trần thuật vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.

B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

* Giá trị nghệ thuật:

- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước, vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Nội dung sau về truyện ngắn Một người Hà Nội đúng hay sai?

Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước”.

A. Đúng

B. Sai

Truyện ngắn Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Tiêu biểu là nhân vật Bà Hiền – “một hạt bụi vàng” của Hà Nội

Chọn đáp án : A

C. Phân tích Một người hà nội

Câu 1 : Cô Hiền xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình giàu có

B. Gia đình nông dân

C. Gia đình công giáo

D. Gia đình nho giáo

Cô Hiền xuất thân trong một gia đình giàu có lương thiện: mẹ buôn nước mắm, bố đỗ tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Thời trẻ, cô Hiền là người như thế nào?

A. Thùy mị, nết na

B. Thông minh, xinh đẹp

C. Giàu đức hi sinh

D. Tất cả các đáp án trên

Cô Hiền thông minh, xinh đẹp, được gia đình cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, gọi là xa lông văn học.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Nội dung sau đúng hay sai?

“Thời kì kháng chiến chống Pháp, cô Hiền cùng gia đình di tản về vùng quê sinh sống”.

A. Đúng

B. Sai

Thời kì kháng chiến chống Pháp, cô Hiền và gia đình vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, vẫn sống một cuộc sống đàng hoàng, sung túc, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Chồng cô Hiền là ai?

A. Một sĩ quan trong quân đội

B. Một nhà văn

C. Một người nghệ sĩ

D. Một ông giáo cấp tiểu học

Gần ba chục tuổi cô Hiền mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn với đám nghệ sĩ văn nhân, cô trọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ.

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Cô Hiền kết thúc việc sinh con vào năm bao nhiêu tuổi?

A. Kết thúc vào năm 30 tuổi

B. Kết thúc vào năm 35 tuổi

C. Kết thúc vào năm 40 tuổi

D. Kết thúc vào năm 45 tuổi

Cô Hiền kết thúc việc sinh con vào năm 40 tuổi, sau khi người con gái út thứ năm. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa trông rộng, đảm bảo tương lai cho con cái.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Chi tiết nào thể hiện cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán?

A. Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà đang cho thuê ở Hàng Bún.

B. Năm 1956, cô Hiền bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho người bạn mới ở kháng chiến về.

C. Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, lấy mông ông giáo dạy cấp tiểu học. Ngừng sinh con ở tuổi 40.

D. Tất cả các đáp án trên

Cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

- Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, chọn lấy một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Ngừng sinh con ở tuổi 40 để tương lai con cái không phải sống bám vào anh chị.

- Sau khi Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ. Năm 1956, cô bán ngôi nhà đang cho thuê ở Hàng Bún.

- Mọi việc đều được cô tính toán kĩ càng, chu đáo và không bao giờ tính sai vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn.

Chọn đáp án : D

Câu 7 : “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Câu nói trên của cô Hiền thể hiện điều gì?

A. Cô Hiền là người phụ nữ giàu tự trọng và sống có trách nhiệm. Bà cũng dạy con cái của mình như vậy.

B. Cô Hiền là người phụ nữ giàu tình yêu thương con

C. Cô Hiền là người phụ nữ biết chu toàn mọi việc như một người nội tướng trong gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Cô Hiền là người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, cô cũng dạy con cái của mình biết tự trọng, biết xấu hổ. Điều này thể hiện qua chi tiết khi hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Cô Hiền luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội, thể hiện qua chi tiết:

A. Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

B. Dạy con từ những điều nhỏ nhất: cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn.

C. Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không.

D. Tất cả các đáp án trên.

- Cô Hiền là người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống:

+ Khi còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa cách ngồi, cách cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn

+ Răn dạy lũ trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”.

⇒ Cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội, biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hóa Hà Thành.

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Một người Hà Nội là ai ?

A. Con trai cô Hiền

B. Một người lính, một người họ hàng xa của cô Hiền

C. Con rể của cô Hiền

D. Hàng xóm của cô Hiền

Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Một người Hà Nội là một người lính, một người họ hàng xa của cô Hiền. Nhân vật “tôi” ở đây còn là hóa thân của chính tác giả, một người biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Nhân vật Dũng trong truyện có mối quan hệ như thế nào với cô Hiền?

A. Con trai cả

B. Con trai thứ hai

C. Cháu họ

D. Hàng xóm

Dũng là con trai cả của cô Hiền. Anh là một người dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi Tổ quốc cần. Anh là người đại diện cho thế hệ thanh niên Hà Nội.

Chọn đáp án : A

Câu 11 : Câu chuyện về cây si cổ thụ bị quật ngã nhưng sau đó vẫn sống, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

A. Quy luật bất diệt của cuộc sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không lường trước được.

B. Cây si còn là hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của người Hà Nội

C. Cả hai đáp án trên

Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của cuộc sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cây si còn là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Sức sống và vẻ đẹp truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng trường tồn như vậy.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: