Trắc nghiệm bài Tiếng hát con tàu (có đáp án) - Ngữ văn lớp 12
Trắc nghiệm bài Tiếng hát con tàu (có đáp án) - Ngữ văn lớp 12
Trắc nghiệm bài Tiếng hát con tàu Ngữ văn lớp 12 được Giáo viên kinh nghiệm biên soạn đầy đủ, chi tiết bám sát nội dung các bài học giúp cho học sinh ôn luyện và học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 12.
A. Vài nét về tác giả Chế Lan Viên
Câu 1 : Chế Lan Viên tên thật là:
A. Phan Ngọc Hoan
B. Nguyễn Kim Thành
C. Nông Văn Quỳnh
D. Nguyễn Duy Nhuệ
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920 – 1989)
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:
A. Quy Nhơn
B. Thanh Hóa
C. Quảng Trị
D. Quảng Bình
Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Chọn đáp án : C
Câu 3 : Chế Lan Viên chưa từng làm công việc nào dưới đây?
A. Nhà thơ
B. Nhà báo
C. Thầy giáo
D. Kiến trúc sư
Sau khi tốt nghiệp trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền trung.
Chọn đáp án : D
Câu 4 : Chế Lan Viên tham gia cách mạng ở:
A. Khánh Hòa
B. Quy Nhơn
C. Bình Định
D. Quảng Ngãi
Chế Lan Viên tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Nội dung sau về tác giả Chế Lan Viên đúng hay sai?
“Sau năm 1954, Chế Lan Viên vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học”
A. Đúng
B. Sai
- Sau năm 1975, Chế Lan Viên vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Tác phẩm thơ nào dưới đây không phải của tác giả Chế Lan Viên?
A. Điêu tàn
B. Suối và biển
C. Gửi cách anh
D. Đèo gió
E. Ánh sáng và phù sa
F. Hoa ngày thường- Chim báo bão
G. Những bài thơ đánh giặc
Suối và biển và Đèo gió là tác phẩm của Nông Quốc Chấn
Câu 7 : Giai đoạn nào tác giả Chế Lan Viên tạm thời ngừng sáng tác?
A. 1945 – 1954
B. 1945 – 1958
C. 1954 – 1975
D. 1975 – 1989
Con đường thơ của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, có một thời gian dài im lặng (1945 – 1958).
Chọn đáp án : B
Câu 8 : “Trường thơ loạn: kinh dị, thần bí, bế tắc của thời” thuộc phong cách nghệ thuật giai đoạn nào của tác giả Chế Lan Viên?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Thời kì 1960 – 1975
D. Sau năm 1975
Trước cách mạnh tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “Trường thơ loạn: kinh dị, thần bí, bế tắc của thời”.
Chọn đáp án : A
Câu 9 : “Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự” là phong cách nghệ thuật ở giai đoạn sáng tác nào của Chế Lan Viên?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Trong thời kì 1960 – 1975
D. Sau năm 1975
Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
Chọn đáp án : C
Câu 10 : Chọn đáp án đúng:
A. Chế Lan Viên mang khuynh hướng trữ tình- chính trị
B. Thơ Chế Lan Viên đậm đà tính dân tộc
C. Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng suy tưởng- triết lí
Phong cách thơ của Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng, triết lí. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tác bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo, nhiều ý nghĩa biểu tượng.
B. Tìm hiểu chung về bài thơ Tiếng hát con tàu
Câu 1 : Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút ra từ tập thơ nào?
A. Ánh sáng và phù sa
B. Hoa ngày thường , chim báo bão
C. Những bài thơ đánh giặc
D. Đối thoại mới
Tiếng hát con tàu in trong tập “Ánh sáng và phù sa ”.
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Bài thơ “Tiếng hát con tàu” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1954 – 1960.
B. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960
C. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1960 – 1965.
D. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1965 – 1970.
Hoàn cảnh sáng tác: Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960.
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
A. “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
............
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”
B. “Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
.......
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”
C. Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi
.........
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”
1. Khúc hát lên đường
2. Khát vọng về với nhân dân
3. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường
Bố cục:
- Đoạn 1 (khổ 1, 2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường
- Đoạn 2 (khổ 3 đến khổ 11): Khát vọng về với nhân dân
- Đoạn 3 (còn lại): khúc hát lên đường
Câu 4 : Hình ảnh “con tàu” ở đây được hiểu là:
A. Hình ảnh con tàu thực
B. Hình ảnh biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập với cuộc sống lớn của đất nước
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Con tàu: thời điểm sáng tác bài thơ chưa có tuyến đường sắt lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập với cuộc sống lớn của đất nước.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : “Tây Bắc” được hiểu là:
A. Mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta
B. Cuộc sống rộng lớn và những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Tây Bắc:
- Nghĩa đen: Mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta
- Nghĩa biểu tượng: Cuộc sống rộng lớn và những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc
Chọn đáp án : C
Câu 6 : Nội dung sau đúng hay sai?
“ Nhan đề “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”
A. Đúng
B. Sai
- Ý nghĩa nhan đề: “Tiếng hát con tàu ” là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”
Chọn đáp án : A
Câu 7 :
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Ý nghĩa của bốn câu thơ trên là:
A. Là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn khi được đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc. Khẳng định vẻ đẹp của nhữnh vùng đất ở miền xa xôi của Tổ quốc.
B. Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng
Ý nghĩa bốn câu đề từ: Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Chọn đáp án : B
Câu 8 : Giá trị nội dung của bài thơ “Tiếng hát con tàu” là:
A. Bài thơ là khúc tình ca về cách mạng,về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
B. Bài thơ thể hiện một cái nhìn mới mẻ: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao khát vọng và công sức của nhân dân. Đất nước là của nhân dân
C. Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
Giá trị nội dung:
- Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
Câu 9 : Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tiếng hát con tàu là:
A. Giọng thơ trữ tình- chính luận
B. Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ
C. Thơ giàu chất suy tưởng, triết lí
D. Sửu dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian
E. Kết cấu đối đáp
Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ
⇒ Nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong kháng chiến
- Thơ giàu chất suy tưởng, triết lí