3CH≡C-CH2-CH2-CH3 + 8KMnO4 + KOH → 3CH3-CH2-CH2-COOK + 3K2CO3 + 8MnO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
3CH≡C-CH2-CH2-CH3 + 8KMnO4 + KOH → 3CH3-CH2-CH2-COOK + 3K2CO3 + 8MnO2 + 2H2O
Điều kiện phản ứng
- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường, phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ KOH .
Cách thực hiện phản ứng
- Cho pen-1-in qua dung dịch thuốc tím.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu nâu đen ( MnO2).
- Thuốc tím bị mất màu.
Bạn có biết
- Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của axetilen
- Với các đồng đẳng của pen-1-in thì phản ứng trên sẽ tạo hai sản phẩm muối.
- Phản ứng dùng để nhận biết ankin.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng sau:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + KOH → CH3-CH2-CH2-COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
A. 23
B. 24
C. 25
D. 26
Hướng dẫn
3CH≡C-CH2-CH2-CH3 + 8KMnO4 + KOH → 3CH3-CH2-CH2-COOK + 3K2CO3 + 8MnO2 + 2H2O
Đáp án D
Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2). Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(6). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
(7). Cho Ba(OH)2 dư vào ZnSO4.
(8). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(9). Cho pen-1-in vào dung dịch thuốc tím.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 4 B. 6 C. 7 D. 5
Hướng dẫn
(1). Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
(4). AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(5). NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(6). 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH.
(7). Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
(8). H2S + 2Fe3+ → 2Fe2+ + S↓ + 2H+
(9). 3CH≡C-CH2-CH2-CH3+ 8KMnO4+ KOH → 3CH3-CH2-CH2-COOK + 3K2CO3 + 8MnO2 + 2H2O
Đáp án C
Ví dụ 3: Có bao nhiêu đồng phân của C5H8 vừa tác dụng được với AgNO3/NH3 vừa làm mất màu dung dịch thuốc tím?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn
C5H8 có 3 đồng phân:
CH≡C-CH2-CH2-CH3;
CH3-C≡C-CH2-CH3;
CH≡C-CH2(CH3)-CH3.
- Trong đó: CH3-C≡C-CH2-CH3 không phản ứng với AgNO3/NH3. Còn lại đều tác dụng với AgNO3/NH3.
- Cả 3 đồng phân đều làm mất màu thuốc tím.
→ có 2 đồng phân vừa làm mất màu thuốc tím vừa tác dụng với AgNO3/NH3.
Đáp án B