X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O → 2Al(OH)3↓ + BaCl2 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O → 2Al(OH)3↓ + BaCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Ba(AlO2)2 tác dụng với dung dịch HCl

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Phản ứng tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 trong dung dịch

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các thí nghiệm sau:

1. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2

2. Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.

3. Nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dung dịch NaAlO2.

Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là:

A. 1 và 2      B. 1 và 3

C. 2 và 3      D. Cả 1, 2 và 3

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 và sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 đều cho hiện tượng tạo kết tủa keo trắng và không tan khi khí dư

CO2 + NaAlO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3

Ví dụ 2: Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp

A. Cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.

B. khử Al2O3 bằng

C. Điện phân nóng chảy AlCl3.

D. Điện phân nóng chảy Al2O3.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Điện phân nóng chảy Al2O3 (Không dùng AlCl3 vì chất này chưa nóng chảy đã thăng hoa).

Ví dụ 3: Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 và ZnCl2 thu được A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn:

A. Zn và Al      B. Zn và Al2O3

C. ZnO và Al2O3      D. Al2O3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Cho NH3 dư vào thì kết tủa thu được chỉ có Al(OH)3, nung nóng X thì thu được Y sẽ là Al2O3. CO không có phản ứng với Al2O3 nên chất rắn thu được là Al2O3.

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: