3Fe + 2O2 → Fe3O4 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho sắt tác dụng với khí oxi thu được oxit sắt từ
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Sắt cháy sáng lóe tạo hợp chất màu nâu.
Bạn có biết
Các kim loại khác như Cu, Al, Zn … cũng cho phản ứng với oxi tạo thành oxit kim loại.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho dây sắt nóng đỏ tác dụng với oxi thu được oxit sắt từ. Công thức của oxit sắt từ:
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe2O3.nH2O
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích: Phương trình phản ứng: 3Fe + 2O2 → Fe3O4
Ví dụ 2: Phản ứng sắt tác dụng với oxi là phản ứng:
A. Phản ứng axit – bazơ B. Phản ứng trao đổi
C. Phản ứng oxi hóa khử D. Phản ứng thế.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: 3Fe + 2O2 → Fe3O4; phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của sắt và oxi;
Fe30 - e → Fe3+8/3 ; O20 + 4e → 2O2-
Ví dụ 3: Xác định hiện tượng đúng khi đốt dây thép trong oxi.
A. Thấy xuất hiện muội than màu đen.
B. Dây thép cháy sáng mạnh.
C. Dây thép cháy sáng mạnh tạo thành những tia sáng bắn tóe ra đồng thời có các hạt màu nâu sinh ra.
D. Dây thép cháy sáng lên rồi tắt ngay.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C