Ca(HCO3)2 + 2C17H35COOH → 2H2O + 2CO2↑ + Ca(C17H35COO)2↓ - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Ca(HCO3)2 + 2C17H35COOH → 2H2O + 2CO2↑ + Ca(C17H35COO)2↓
Điều kiện phản ứng
- Không có
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Ca(HCO3)2 tác dụng với C17H35COOH
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Canxi hiđrocacbonat phản ứng với axit stearic tạo thành kết tủa trắng canxi stearat
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:
A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2
B.CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2
C.CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2
D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Giải thích
Nhận thấy Ca3(PO4)2 : quặng photphorit
Thạch cao có công thức CaSO4
Ví dụ 2: Cho các kim loại: Mg, Ca, Na. Chỉ dùng thêm một chất nào để nhận biết các kim loại đó
A. dung dịch HCl B. dung dịch H2SO4 loãng
C. dung dịch CuSO4 D. nước
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Giải thích
Dùng H2O: Na tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt; Ca tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục; Mg không tan.
Ví dụ 3: Điều nào sau đây không đúng với canxi ?
A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O
B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2
D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Giải thích
Ta có Ca + H2 → CaH2 (canxi hidrua) .
Trong phương trình này Ca đóng vai trò là chất khử (bị oxi hóa).