CH2=CH–CH3 + Cl2 → CH2Cl–CHCl– CH3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CH2=CH–CH3 + Cl2 → CH2Cl–CHCl– CH3
Điều kiện phản ứng
- Chất xúc tác FeCl3
Cách thực hiện phản ứng
- Cho khí propilen tác dụng với khí clo có xúc tác FeCl3
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Mất màu vàng lục của khí clo.
Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.
- Tương tự propilen, các anken khác cũng tác dụng với Cl2
- Tỉ lệ phản ứng luôn là 1:1
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho khí propilen tác dụng với khí clo xúc tác FeCl3 thu được chất X.
X là:
A. clopropan
B. 1,2 điclopropan
C. Propylclorua
D. 2,3 - điclopropan
Hướng dẫn
Phương trình phản ứng:
CH2=CH– CH3 + Cl2 → CH2Cl–CHCl–CH3
CH2Cl–CHCl– CH3 có tên gọi là 1,2-điclopropan
Ví dụ 2: Cho 2,24 lít khí propilen tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 5,6 lít
Hướng dẫn
Phương trình phản ứng:
CH2=CH–CH3 + Cl2 → CH2Cl–CHCl–CH3
nCl2 = npropilen = 0,1 mol ⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Đáp án A
Ví dụ 3: Trong hợp chất propilen có bao nhiêu liên kết pi và liên kết xichma
A. 1 và 7
B. 1 và 9
C. 2 và 8
D. 2 và 5
Hướng dẫn
CH2=CH–CH3 : 1 liên kết đôi = 1 liên kết pi + 1 liên kết xichma
Đáp án B