CH2=CH–CH3 + HCl → CH3–CHCl–CH3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CH2=CH–CH3 + HCl → CH3–CHCl–CH3
Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
- Cho khí propilen tác dụng với dung dịch HCl
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Tạo dung dịch không màu, không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom.
Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.
- Phản ứng cộng HX vào anken bất đối tạo ra hỗn hợp 2 sản phẩm.
- Sản phẩm chính của phản ứng cộng được xác định theo quy tắc cộng Maccopnhicop: H cộng vào C ở liên kết đôi có nhiều H hơn còn X vào C có ít H hơn.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6.
B. C4H8.
C. C2H4.
D. C5H10.
Hướng dẫn
Gọi công thức của X là CxHy
⇒ 12x + y = 42
với x = 3, y = 6
Vậy X là C3H6
CH2=CH–CH3 + HCl → CH3-CHCl–CH3
Đáp án D
Ví dụ 2: Cho khí propilen tác dụng với dung dịch HCl. Sản phẩm chính thu được là
A. 1 – clo propan
B. 2- clopropan
C. clopropan
D. Không phản ứng
Hướng dẫn
CH2=CH–CH3 + HCl → CH3-CHCl–CH3
Đáp án C
Ví dụ 3: Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Đáp án D