4CrO + O2 → 2Cr2O3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
4CrO + O2 → 2Cr2O3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho oxit CrO vào ống nghiệm sau đó đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Chất rắn chuyển dần sang màu lục
Bạn có biết
- CrO là 1 oxit có tính khử, trong không khí dễ dàng bị oxi hóa tạo thành Cr2O3..
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Crom (II) oxit là oxit
A. có tính bazo
B. có tính khử
C. có tính oxi hóa
D. vừa có tính khử, vừa có tính bazo, vừa có tính oxi hóa
Hướng dẫn giải
Đáp án D
CrO là oxit bazo nên có tính bazo, trong hợp chất CrO crom có số OXH là +2 nên có tính oxi hóa và tính khử.
Ví dụ 2: Trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành
A. CrO3
B. Cr2O3
C. Cr
D. CrO2
Hướng dẫn giải
Đáp án B