Cu + S → CuS - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu + S → CuS
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ.
Cách thực hiện phản ứng
- Trộn bột Cu với bột lưu huỳnh cho vào ống nghiệm sau đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Cu khi đốt chuyển thành màu đen
Bạn có biết
- Hầu hết các kim loại như Fe, Al tác dụng với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,64g bột đồng và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm kín không có không khí. Hỗn hợp chất sau phản ứng là
A. Cu, CuS B. CuS
C. CuS, S D. S
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Ta có nCu = 0,01 mol, nS = 0,007 mol
PT: Cu + S → CuS
⇒ nCu > nS ⇒ Cu dư ⇒ Hỗn hợp chất sau phản ứng là Cu, CuS.
Ví dụ 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,32g bột đồng và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm kín không có không khí. Khối lượng của muối thu được là
A. 0,48g B. 0,24g
C. 0,672g D. 0,336g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Ta có nCu = 0,005 mol; nS = 0.007 mol
PT: Cu + S → CuS
Ta có: nS > nCu ⇒ S dư, Cu hết
⇒ nCuS = nCu = 0,005 mol ⇒ mCuS = 0.48g
Ví dụ 3: Cho 1,1g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1.28g bột lưu huỳnh. Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,9% B. 49,1%
C. 24,5% D. 10,18%
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
nS = 0,04 mol
Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x và y mol
Fe + S → FeS 2Al + 3S → Al2S3
x → x → x y → 1.5y
Ta có hệ phương trình: 56x + 27y = 1,1 và x + 1,5y = 0,04 mol
⇒ x = 0,01 mol và y = 0,02 mol
⇒ mFe = 0,02. 56 = 0,56g ⇒ %m Fe = 50,9%