3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch HNO3 loãng vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Có khí không màu hóa nâu trong không khí.
Bạn có biết
- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với HNO3 ( loãng) tạo thành muối nitrat và có khí NO là khí không màu hóa nâu trong không khí.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng Cu + HNO3 (l) → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là:
A. 20 B. 21
C. 19 D. 18
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Vì Cu → Cu2+ + 2e……x3
N+5 + 3e → N+2………x2
⇒ hệ số cân bằng của các chất trong pt lần lượt là 3, 8, 3, 2, 4.
3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Ví dụ 2: Cho phản ứng 3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cu đóng vai trò
A. chất khử
B. chất oxi hóa
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Vì Cu có số OXH tăng từ 0 → + 2.
Ví dụ 3: Cho phản ứng 3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Tỉ lệ số e nhường : số e nhận là
A. 3:2 B. 2:3
C. 3:8 D. 8:3
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Vì Cu → Cu2+ + 2e ⇒ số e nhường là 2e
N+5 + 3e → N+2 ⇒ số e nhận là 3e
⇒ số e nhường : số e nhận là 2:3.