2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Điều kiện phản ứng
- Dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu và khí không màu mùi hắc thoát ra.
Bạn có biết
Ngoài sắt thì các kim loại như Al, Cr cũng thụ động với axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. Kim loại sắt có tính khử mạnh tác dụng với HNO3 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh nên tạo ra sản phẩm khử là khí SO2 .
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phương trình sau: Fe + H3SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Tổng các hệ số cân bằng tối giản của phương trình là:
A. 12 B. 14 C. 18 D. 20
Hướng dẫn giải
Đáp án C
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Ví dụ 2: Cho sắt tác dụng với axit sunfuric đặc nóng dư thu được sản phẩm là muối X. Muối X có tên gọi là:
A. Sắt sufua B. Sắt (II)sunfat C. Sắt (III)sunfat D.Sắt sunfat
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phương trình phản ứng: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Muối Fe2(SO4)3 có tên gọi là sắt(III)sunfat
Ví dụ 3: Cho các chất sau: Fe, CuO; FeSO4; Al; Ag; ZnCl2 tác dụng với H2SO4 đặc nguội. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ag và FeSO4 tác dụng với H2SO4 đặc nguội cho phản ứng oxi hóa khử.
Fe; Al thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
CuO; ZnCl2 xảy ra phản ứng trao đổi với H2SO4 đặc nguội.