2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2
Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho kali tác dụng với phenol.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
K tan dần trong và có khí thoát ra.
Bạn có biết
Phenol có tính axit yếu có phản ứng với các kim loại kiềm, dung dịch bazo
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch NaHCO3.
C. dung dịch NaOH.
D. kim loại K.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2
2C6H5CH2OH + 2K → 2C6H5CH2OK + H2
Ví dụ 2: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2SO4; NaOH; NaHCO3.
B. K; Br2; CH3COOH.
C. K; NaOH; (CH3CO)2O.
D. Br2; HCl; KOH.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2
2NaOH + 2C6H5OH → 2C6H5ONa + H2O
C6H5OH + (CH3CO)2O → C6H5OCOCH3 + CH3COOH
Ví dụ 3: Cho m g K tác dụng với 9,4 g phenol phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,9 g B. 0,39 g
C. 1,95 g D.0,195 g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: 2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2
nK = nC6H5OH = 0,1 mol
Khối lượng muối: m = 0,1.39 = 3,9 g