2Mg + CO2 → 2MgO + C - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2Mg + CO2 → 2MgO + C
Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại Mg tác dụng với khí CO2 nung nóng
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Tạo thành kết tủa màu xám đen MgO
Bạn có biết
không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí CO2
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta sử dụng khí gì?
A. CO2 B. N2O C. Cl2 D. N2
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Ví dụ 2:Cho các phát biểu sau:
(a). Nung nóng KClO3 (không xúc tác) chỉ thu được KCl và O2.
(b). Lượng lớn thiếc dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây) dùng công nghiệp thực phẩm.
(c). Sắt tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 570 độ C thu được oxit sắt từ và khí H2.
(d). Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ hai sau oxi về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất
(e). Phản ứng của O2 với N2 xảy ra rất khó khăn là phản ứng không thuận nghịch.
(f). Có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của Mg nhưng không được dùng H2O
(g). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy có kết tủa màu vàng.
(h). Trong phòng thí nghiệm CO được điều chế bằng cách đun nóng axit HCOOH với H2SO4 đặc.
Có tất cả bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
(a). Sai. Vì phản ứng theo hai hướng
2KClO3 → 2KCl + 3O2
4KClO3 → KCl + 3KClO4
(c). Sai.Vì Fe + H2O → FeO + H2↑
3Fe + 4H2O → 4H2 + Fe3O4
(d). Sai. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 sau oxi và silic.
(e). Sai. Ở nhiệt độ khoảng 3000 độ C:
N2 + O2 ↔ 2NO
(f). Sai. Không thể dập đám cháy có Mg bằng CO2
2Mg + CO2 → C + 2MgO
sau đó C cháy làm đám cháy càng to hơn.
(g). Sai. Vì Ag3PO4 tan trong HNO3.
Ví dụ 3: Mg cháy trong khi CO2 tạo ra một chất bột màu đen. Chất bột màu đen là
A. Mg B. MgO C. MgCO3 D. C
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
2Mg + CO2 → C + 2MgO