SBT Ngữ văn 10 Bài tập tiếng Việt trang 23,24 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập tiếng Việt trang 23,24 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập tiếng Việt trang 23,24 - Cánh diều
a)
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông Xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
d)
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
(Lò Ngân Sủn)
Trả lời:
a)
+ Yếu tố được so sánh: “sỏi cát”; phương diện so sánh: “bay”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “lũ chim hoang”.
+ Giá trị tu từ: Tác giả đã mô tả diện mạo, cảnh quan của quần đảo đầy tính hình tượng, có tính biểu cảm cao. “Sỏi cát bay” (cái cụ thể) được so với “lũ chim hoang” (cái cụ thể) nhưng khác loại, tạo sự liên tưởng thú vị, đầy tính biểu tượng.
b):
+ Yếu tổ được so sánh: “lời ca”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”.
+ Giá trị tu từ: giai điệu, lời ca của người lính đảo tất cả đều được biểu tượng hoá, từ trạng thái nghe (thính giác), chuyển sang nhìn (thị giác), rồi chuyển sang trạng thái “cất thành lời”. Cách ví von này làm cho câu thơ thêm tính nhạc, tính biểu cảm.
c):
+ Các yếu tố trong cấu trúc so sánh này gồm: yếu tố được so sánh (“con gặp lại nhân dân”); từ so sánh (“như”); yếu tố so sánh (“nai về suối cũ”; “cỏ đón giêng hai”; “chim én gặp mùa”; “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”; “Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”).
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: đây là một cấu trúc so sánh tu từ mở rộng, về được mở rộng là yếu tố so sánh. Lối so sánh này có giá trị biểu cảm cao, xây dựng nên được những hình tượng đẹp, cụ thể, sinh động về đất nước và nhân dân.
d):
+ Yếu tố được so sánh: “tình yêu”; từ so sánh: “là”; yếu tố so sánh: “vũ khí”.
+ Giá trị tu từ: Trên nông trường rộn ràng tiếng máy, tiếng nhịp nhàng lao động của công nhân, tác giả đã tạo nên một không gian lứa đôi đầy sức sống với một “tình yêu” đầy sự sống, một thứ “vũ khí” giúp họ bền gan, vững chí để giữ gìn bờ cõi quê hương nơi biên thuỳ.
a)
Ôi những cánh đồng quê Chảy máu
Dạy thép gai đâm nát trời chiều
b)
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngái ánh bình mình
c)
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Trả lời:
a)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”); ngoài ra còn có ẩn dụ nhân hoá (“Dây thép gai đâm nát trời chiều”),
+ Cơ chế liên tưởng: tương cận, gần gũi nhau, lấy không gian chứa đựng để nói thay con người sống trong không gian đó.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng biểu cảm, miêu tả cảnh tang thương của làng quê Việt.
b)
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (“Nước Việt Nam từ máu lửa”; “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”).
+ Cơ chế liên tưởng: tương đồng. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đầy tính chất biểu tượng là “máu lửa” để chỉ chiến tranh và “rũ bùn” để chỉ việc thoát khỏi cảnh lầm than, cơ hàn, nô lệ.
+ Tác dụng tu từ nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.
Ngoài ra, trong câu thơ này, tác giả còn sử dùng biện pháp tu từ so sánh (“Người lên như nước vỡ bờ”), nhân hoá (“Súng nổ rung trời giận dữ”).
c)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“trán cháy rực”; “lòng ta bát ngát”).
+ Cơ chế liên tưởng: thay thế bằng cái tương cận, gần gũi nhau, lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: “trán cháy rực” chỉ con người trí tuệ, khối óc trăn trở, khát khao; “lòng ta bát ngát” chỉ con người cảm xúc, con tim.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi diễn tả tâm trạng và suy tư của người lính.
a)
Im phăng phắc dáng mẹ ngồi,
Tấm lưng còng đỡ cả đời bão dông.
(Trương Nam Hương)
b)
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính)
c) Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
Trả lời:
a)
+ Biện pháp tu từ: đảo ngữ.
+ Thành phần đảo ngữ: đảo vị ngữ (“im phăng phắc dáng mẹ ngồi”).
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: một sự sẻ chia và hị sinh thầm lặng của người mẹ.
b)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông”), nhân hoá (“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”). _
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: không gian “thôn Đoài” và “thôn Đông” đã trở thành không gian của tâm trạng nhớ nhung, của lứa đôi hò hẹn.
c)
+ Biện pháp tu từ: đảo ngữ.
+ Thành phần đảo ngữ: đảo bổ ngữ (“những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành”). Trật tự thông thường là: Chị còn nhớ rành rành những cuộc vui ấy.
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: “những cuộc vui ấy” mới là tiêu điểm của câu nói, mang thông tin mới của thông báo.
Trả lời:
Mận trắng - loài hoa đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp động lòng người. Thật khó ai có thể quên được những chùm hoa trắng mọc san sát, đan xen nhau giữa cảnh núi non xanh rì, kì vĩ. Và đôi khi, những chùm hoa trắng ấy còn được trồng thành những cánh đồng hoa, phủ kín cả một bản làng, một thung lũng, đôi khi còn là một vùng trời Tây Bắc thân yêu. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh vừa nên thơ vừa lãng mạn, khiến lòng người lữ khách ngẩn ngơ đến lạc cả lối về.
Hãy một lần đến với Tây Bắc những ngày tháng 1, 2 để được thử cái cảm giác “lịm” đi giữa cánh đồng hoa trắng tinh như những cô gái miền Tây kiều diễm đương độ xuân thì còn thẹn thùng, e lệ. Và cũng để thử một lần “phải lòng” cái nơi không phải quê nhà.
Biện pháp so sánh: Cánh đồng hoa trắng tinh như những cô gái miền Tây kiều diễm đương độ xuân thì còn thẹn thùng, e lệ.
a)
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
(Lò Ngân Sủn)
b)
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
c) Khi bánh chín, họ chọn những chiếc bánh đẹp nhất, chắc nhất để phần hai người đàn ông của họ. Nhưng những ngày Tế thường vụt đi như tên bắn.
(Nguyễn Quang Thiều)
d)
Ngàn xưa cho tới mai sau
Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu.
(Xuân Quỳnh)
Trả lời:
a)
+ Yếu tố được so sánh: “tiếng máy gọi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tiếng cuộc đời”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng yếu tố khác loại giữa “tiếng máy gọi” cụ thể và “tiếng cuộc đời” trìu tượng càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
b)
+ Yếu tố được so sánh: “em nằm dưới đất sâu”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “khoảng trời đã nằm trong đất”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “nằm đưới đất sâu” và “khoảng trời đã nằm trong đất”. Hình ảnh khoảng trời - hố bom càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
c)
+ Yếu tô được so sánh: “những ngày Tết vụt đi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tên bắn”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “ngày Tết vụt đi” được ví như “tên bắn”, biểu thị thời gian bên nhau trôi quá nhanh, làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
d)
+ Yếu tố được so sánh: “vịnh xanh”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “buổi ban đầu tình yêu”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại đầy hình tượng, đó là giữa sự việc cụ thể “vịnh xanh” được ví như “buổi ban đầu tình yêu” rất trừu tượng. Phép so sánh này làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn,
a) Chị ngồi im lặng nhìn những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông. Giá như đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu. (Nguyễn Quang Thiêu)
b) Dòng sông nhẹ xao, chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái. (Xuân Diệu)
c)
Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.
(Nguyễn Duy)
d)
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca.
(Tố Hữu)
Trả lời:
a)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là so sánh: “những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông”.
- Yếu tố được so sánh: “những mẩu than nhấp nháy”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “những ngôi sao mùa đông”.
+ Tác dụng tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể: “những mẩu than nhấp nháy” và “những ngôi sao mùa đồng”. Cả hai hình ảnh đều có nét tương đồng về sự “nhấp nháy” của ánh lửa, ánh sao, gợi tính hình tượng, tính biểu trưng cho câu văn.
b)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là nhân hoá (một loại ẩn dụ tu từ): “chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái”.
+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng hình ảnh chiếc thuyền với thân thể của con người có cảm xúc “run rẩy”, “khoan khoái” rất hình tượng và mang tính biểu cảm cao.
c)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”.
+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng mùi, vị, sắc của “củ dong riềng” rất hình tượng và rất ngọt, rất ngon. Để có được ấn tượng lạ và ngon như vậy, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác (nghe) sang khứu giác (mùi) qua thị giác (huệ trắng) rất tinh tế và hiệu quả.
d)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là đảo ngữ: “Đẹp vô-cùng Tổ quốc ta ơi”.
+ Tác dụng tu từ: việc sử dụng hình thức đảo ngữ luôn tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng câu thơ. Thành phần được đảo là vị ngữ, như muốn nhấn mạnh đến sự “đẹp đẽ” của Tổ quốc, của non sông hùng vĩ Việt Nam. Câu thơ có thể được diễn đạt theo trật tự xuôi là: Tổ quốc ta ơi đẹp vô cùng hoặc Ơi Tổ quốc ta đẹp vô cùng. Những cách đảo ngữ như trong khổ thơ là giàu tính biểu cảm và tính hình tượng nhất.