SBT Ngữ văn 10 Đất Nước - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Đất Nước sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đất Nước - Cánh diều

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến thức ngữ văn ở Bài 7, SGK. Hoàn thành những phát biểu sau đây bằng cách khoanh vào các từ ngữ trong ma trận.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đất Nước - Cánh diều

a) (....) khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số câu, số chữ, số vần.

b) Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ (...).

c) Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu (1)... khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ảnh được các (2)... của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.

d) Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người (1) .... bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là (2)... hoặc (3)... nói với người đọc về những cảm nhận, rung động, suy tư,.. của bản thân về con người và cuộc sống.

e) Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản nhưng (...) giản đơn với tác giả”.

g) (1)... trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...) và các biện pháp tu từ; gợi cho người đọc cảm nhận về (2)... thông qua các (3)... (thị giác, thính giác,...); giúp nhà thơ (4)..., tư tưởng mạnh mẽ, cách (5)... thêm sống động.

i) (...) trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả.

Trả lời:

a) thơ tự do (7a - 7h)

b) có phân dòng (1g - 10g)

c) (1): giải phóng cảm xúc (1h - 15h); (2): khía cạnh mới (11b – l1n)

d) (1): trực tiếp (1p - 13p); (2): một người (1c - 8c); (3): một giọng nào đó (5i – 12i)

e) không đồng nhất (1o - 13o)

g) (1): hình ảnh (11- 7l); (2): bức tranh đời sống (1n - 15n); (3): giác quan (3m -10m); (4): truyền tải cảm xúc (la - 15a); (5): miêu tả (3d - 8d)

i) cảm hứng chủ đạo (3k - 15k)

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ?

A. Chú ý xác định thể thơ, nhân vật trữ tình

B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể

C. Phát hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

D. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... và khái quát chủ đề của tác phẩm

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Hình tượng “Đất nước” trong bài thơ chính là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy tưởng,...

- Hình tượng này trong bài thơ được xây dựng theo mạch vận động theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trong quá khứ, đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những con người “chưa bao giờ khuất”, Tiếng vọng của cha ông, của truyền thống dựng nước, giữ nước vẫn vọng về nhắn nhủ lớp lớp cháu con (“Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”). Ở hiện tại, đó là đất nước đau thương mà kiên cường, anh dũng trong chiến tranh (các khổ thơ 4, 5, 6). Từ hiện tại chiến đấu và chiến thắng tràn đầy niềm tự hào đó, cảm hứng hướng về tương lai ngày càng dào dạt, mãnh liệt (khổ 9, 10), làm nên một tượng đài đất nước ngời sáng (khổ 10).

- Hình tượng đất nước còn được xây dựng bởi các chi tiết, hình ảnh (thi liệu): vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống trong những mùa thu đất nước; những hình ảnh về đất nước bị quân thù giày xéo đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh; những hình ảnh thiên nhiên và con người kiên cường anh dũng trong chiến đấu; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước....

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Trả lời:

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

 + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

   + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

   + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. 

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SŒK) Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Trả lời:

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau. “Rì rầm” là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. “Rì rầm” trong lòng đất “đêm đêm” còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. “Đất” là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. “Đất” cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

Câu 7 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Em thích nhất hình ảnh hoặc những câu thơ nào trong bài thơ Đất nước? Vì sao?

Trả lời:

Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: