SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 49, 50 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập viết trang 49, 50 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 49, 50 - Cánh diều

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trồng:

trung thực tổ chức yêu cầu ca ngợi

nổi bật nguyện vọng nghị luận tham gia

Viết bài luận về bản thân là viết bài .......................... để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và ........................... của mình, từ đó, đồng thuận và cho phép ........................, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,... nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ....................... chính mình mà là cơ hội thể hiện một cách ...................... những điểm ....................... nhất về bản thân trong tương quan với mức độ ...................... của ..................... cá nhân, hoạt động cần thực hiện.

Trả lời:

Viết bài luận về bản thân là viết bài nghị luận để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó, đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,... nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là cơ hội thể hiện một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoạt động cần thực hiện.

Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy tự đánh giá về bản thân theo các gợi ý sau:

Điểm mạnh (sở trường)


Điểm yếu (hạn chế)


Sở thích


Hoạt động tập thể/ xã hội muốn được tham gia


Cam kết, lời hứa nếu được tham gia


Trả lời:

Điểm mạnh (sở trường)

Ví dụ: Dễ hoà đồng, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin tố, giao tiếp bằng tiếng Anh,…

Điểm yếu (hạn chế)

Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm và tham gia các dự án vì cộng đồng; đôi lúc nóng nảy, thiếu kiềm chế;…

Sở thích

Thích nghe nhạc, đọc sách khi rảnh rỗi.

Hoạt động tập thể/ xã hội muốn được tham gia

Muốn được tham gia những hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Cam kết, lời hứa nếu được tham gia

Sẽ tích cực tham gia để đóng góp một phần công sức nhỏ giúp đỡ những người kém may mắn.

Câu 3 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài luận giới thiệu về bản thân sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tên tôi là Minh. Tôi đến từ tỉnh Quảng Trị. Tôi sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh - một vùng đất đã trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi tôi 16 tuổi, gia đình tôi chuyển đến sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và tôi đã học trung học phổ thông ở thành phố vô cùng sôi động này. Trong thời gian học tập tại đây, nhất là vào dịp nghỉ hè, tôi đã có cơ hội đi đến các tỉnh, thành phố khác ở khu vực Nam Bộ. Đó là một trải nghiệm thú vị vì nhờ đó mà tôi đã mở rộng được hiểu biết về văn hoá, xã hội ở các tỉnh phía Nam và có thêm những người bạn mới, những kĩ năng sống mới.

Tôi thấy bản thân mình là một người sống có mục tiêu, định hướng và tôi luôn muốn hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Tôi có thể chứng minh điều này thông qua dự án học tập, các nhóm tình nguyện vì cộng đồng mà tôi đã tham gia và là một thành viên tốt. (Có thể xem các hình ảnh về hoạt động của tôi và nhóm được gửi kèm bài luận này.)

Thế mạnh của tôi là luôn sẵn sàng vượt qua những thách thức. Tôi có khả năng

tự thúc đẩy bản thân, kỉ luật và hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc nhóm. Tôi là một người biết lắng nghe và sẵn sàng học hỏi.

Điệm yếu của tôi là đôi lúc dễ thoả hiệp trong các cuộc tranh luận và quá bộc

trực trong các hoạt động.

Mục tiêu ngắn hạn của tôi là muốn có một nền tảng học vấn tốt để theo đuổi

ngành nghề mà tôi yêu thích: quản trị doanh nghiệp.

Mục tiêu lâu dài của tôi là trở thành một trong những CEO hàng đầu của một

công ty tài chính lớn.

Tôi muốn là một phần của nhà trường để trang bị cho mình những kiến thức,

kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu về lĩnh vực mà tôi theo đuổi sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng như mong mỏi có được phương pháp tư duy của một người trưởng thành.

Đó là tất cả về tôi, thưa ông!

Cảm ơn ông đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời như vậy!”(*)

(*) Bài viết của người biên soạn sách.

a) Mục đích của bài luận này là gì?

b) Theo em, “ông” trong bài viết là ai?

c) Tác giả đã viết những gì về bản thân mình?

d) Nếu là nhân vật “ông” trong bài viết, em có hài lòng về bài viết và người viết không? Vì sao?

e) Hãy chỉnh sửa, bố sung để bài viết hoàn thiện hơn.

Trả lời:

a) Mục đích của bài luận này là nhằm xét tuyển vào học đại học hoặc khoá học về nghề nghiệp sau bậc Trung học phổ thông.

b) “Ông” trong bài viết là đại điện tổ chức (trường đại học hoặc cơ sở) cung cấp khoá đào tạo nghề quản trị kinh doanh.

c) Người viết đã viết về: hoàn cảnh sống, trải nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, mong muốn, nguyện vọng của mình.

d) Có thể hài lòng về bài viết.

e) Bổ sung:

- Lời chào mở đầu bài viết (Kính thưa...).

- Tên người viết ở cuối bài viết (Chẳng hạn: Nguyễn Quang Minh).

- Sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp theo đuổi.

- Những cam kết khi tham gia khoá học.

Ngoài ra, có thể thêm những hoài bão, cống hiến cho dân tộc, cộng đồng.

Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy viết bài luận xin học bồng du học nước ngoài.

Trả lời:

“Kính gửi Trường Đại học Hamburg!

Lời đầu tiên tôi xin gửi đến các giáo sư và sinh viên đang theo học tại trường

lời chúc sức khoẻ và thành công trong cuộc sống. Tôi đã nghe nói rất nhiều về Trường Đại học Hamburg - một trong những trường đại học tốt nhất trên toàn nước Đức. Và tôi viết email này để hỏi rằng liệu nhà trường có thể trao cơ hội được nhận học bổng cho những sinh viên nước ngoài như tôi hay không?

Tôi đã truy cập trang web của trường và tìm hiểu kĩ về học bổng Merit. Tôi

được biết điều kiện nhận được học bổng của sinh viên quốc tế là:

- Sinh viên phải theo đuổi bằng cấp học thuật tại Đại học Hamburg và đã được

ghi danh vào một chương trình đào tạo.

- Sinh viên không được giữ quốc tịch Đức.

- Sinh viên phải chứng minh thành tích học tập xuất sắc (phụ thuộc vào kết quả

thi đại học ở Việt Nam cùng các loại bằng cấp khác nhau).

- Sinh viên nên được chuẩn bị để tham gia tích cực vào hoạt động quốc tế hoá

của Đại học Hamburg.

- Sinh viên phải cư trú tại Hamburg trong toàn bộ thời gian được quỹ học bổng

tài trợ.

- Sinh viên phải chứng minh nhu cầu về mặt tài chính.

Tôi cũng biết rằng sinh viên sẽ có rất nhiều lợi ích khi nhận được học bổng này như:

- Khoản tài trợ tối đa hằng tháng cho học bổng tại Đại học Hamburg là €(1) 650.

Các nhà nghiên cứu tiến sĩ cá nhân được trao học bổng với tông trị giá € 1 000 mỗi

tháng tuỳ thuộc vào khả năng tài trợ.

- Học bổng khen thưởng được trao cho 2 học kì, tổng cộng là 12 tháng. Sinh viên quốc tế phải nộp báo cáo về tiến độ học tập và các hoạt động quốc tế hoá của họ cho Đại học Hamburg sau 6 tháng tài trợ.

Trong các khoa mà Đại học Hamburg đang cung cấp các chương trình đào tạo: Luật; Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học xã hội; Y học; Kiến thức; Nhân văn; Toán học, Tin học và Khoa học tự nhiên; Tâm lí học; Quản trị Kinh doanh;... thì chuyên ngành về Ngôn ngữ nằm trong Khoa Khoa học xã hội hấp dẫn tôi hơn cả. Vì thế, tôi đã cố gắng theo đuổi, phát huy thế mạnh và chuẩn bị những thứ tốt nhất cho bản thân mình để có thể phù hợp với chương trình học bổng này.

Trước hết, tôi có lợi thế về ngôn ngữ. Tôi có kinh nghiệm 7 năm học tiếng Đức, đã đạt được bằng DSD II(2) cũng như đạt hơn 100 điểm đối với môn thi chuyên ngành trong kì thi test AS(3). Qua việc tiếp xúc nhiều với các giáo viên tiếng Đức người bản xứ, tôi không chỉ phát triển được những kĩ năng về ngôn ngữ mà còn tiếp thu được nhiều kiến thức về đất nước, con người, văn hoá nước Đức. Một kinh nghiệm nữa là tôi cũng đã tham gia vào kì thi PASCH(4) được tổ chức khi tôi còn học cấp 2 và đạt Huy chương Vàng. Bên cạnh tiếng Đức, tôi cũng đã đạt được 8.0 trong kì thí IELTS(5) tiếng Anh.

Tôi có niềm khát khao được học tập và làm việc ở Đức - một quốc gia văn minh, tiến bộ. Niềm khát khao này được tôi nuôi dưỡng từ những năm đầu của cấp Trung học cơ sở. Vì thế, thay vì việc học lớp chuyên tiếng Anh, tôi đã quyết định học lớp chuyên tiếng Đức. Tôi thích tính kỉ luật, khoa học của người Đức và cũng tự thấy mình là người có thói quen sống và học tập một cách khoa học, kỉ luật. Từ nhỏ, tôi đã học được thói quen này từ bố mẹ tôi, những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy đại học. Tôi đã duy trì được nó trong nhiều năm qua và sẽ vẫn tiếp tục với cách sống và học tập như thế. Điều này giúp tôi trở nên tự tin với mong muốn được đến nước Đức để học tập và làm việc.

Đề thực hiện mong muốn học tập chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ, tôi nhận thấy rằng Đại học Hamburg là trường đại học tốt nhất để tôi có thể tham gia các chương trình học tập phù hợp. Tôi hi vọng rằng trong tương lai gần, tôi sẽ có cơ hội được bước đi trong khuôn viên của trường và là sinh viên của các giáo sư đầy uyên bác tại nơi này. Cảm ơn nhà trường đã dành thời gian để đọc email này! Tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định của trường về học bổng.

Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sẽ nhận được phản hồi sớm của nhà trường!

Trân trọng

Nguyễn Văn An”.(*)

(1) €: kí hiệu của đồng Euro, là đơn vị tiền tệ đủa Liên minh châu Âu.

(2) DSD: chứng chỉ tiếng Đức dành cho HS phổ thông đã học tiếng Đức do giáo viên tiếng Đức đã được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về chương trình DSD giảng dạy. DSD có 2 cấp độ: DSD I và DSD II.

(3) Test AS: bài thi nhằm kiểm tra khả năng học đại học của sinh viên quốc tế tại Đức.

(4) PASCH: sáng kiến trường học đối tác của tương lai (do Bộ Ngoại giao Đức cùng với các đơn vị như Cơ quan Trung ương về Giáo dục Phổ thông tại nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (G1), Cơ quan Trao đổi Sư phạm (PAD) và Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) phối hợp thực hiện).

(5) IELTS: một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo 4 kĩ năng Listening, Reading, Speaking, Writing.

(*) Bài viết của người biên soạn sách.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: