Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu


(Câu hỏi l, SGK) Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi l, SGK) Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Trả lời:

Xác định sự kiện chính:

Văn bản được chia làm bốn phần, thể hiện nét hiện thực khác biệt, độc đáo của thời kì chống Mỹ cứu nước. Đó là sự tham dự, chiến đấu và hi sinh của người phụ nữ trong và sau chiến tranh.

Phần (1): kể chuyện dì Mây về làng đúng ngày chú San - người yêu cũ - cưới vợ cũng như tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, chú San và những người thân trong gia đình.

Phần (2): kể chuyện dì Mây ra sống ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp người cha chèo đò đưa khách qua sông; tâm trạng buồn tủi của dì Mây, sự quan tâm và tình cảm của mẹ và Mai đối với dì Mây.

Phần (3): kể chuyện dì Mây trở lại với nghề y tá, làm việc ở trạm xá xã; cô Thanh - vợ chú San đẻ khó, suýt chết, dì Mây đỡ đẻ, cứu sống cả hai mẹ con.

Phần (4): kể chuyện thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây nhận nuôi thằng Cún - con thím Ba; dì Mây gặp lại chú Quang - người thương binh năm xưa nay về chỉ huy công binh xây cầu qua bến sông Châu; dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang; hằng đêm, tiếng dì Mây ru thằng Cún lan xa, vang vọng trên bến sông Châu.

Nhận xét cách xây dựng cốt truyện:

Về việc xây dựng cốt truyện, tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện đặc

sắc. Đó là tình huống éo le, rắc rối, khó đoán, bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. Từ tình huống trớ trêu, nan giải này, tác giả miêu tả thành công tâm trạng đau khổ của dì Mây, gợi lại quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang).

Các sự kiện tạo thành cốt truyện chủ yếu được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng vừa đủ để tạo sức gợi, cúng cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời nhân vật (trước khi nhập ngũ, hoàn cảnh bị thương). Cốt truyện có sự vững chắc, kịch tính và các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: