Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào


(Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cấu xuất hiện trong truyện.

Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào

Câu 9 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cấu xuất hiện trong truyện.

Trả lời:

Câu chuyện diễn ra ở hai không gian chính: không gian sinh hoạt gia đình (nhà ông ngoại và nhà chú San), không gian sông nước (bến sông, lều cỏ). Không gian nhà ông ngoại được tập trung thể hiện trong phần (1), ngày dì Mây về làng; không gian nhà chú San được đặc tả ở phần (3) gắn với việc sinh nở của cô Thanh. Không gian bến sông - lều cỏ chủ yếu nổi bật ở phần (2) và (4). Trong phần (4), không gian chiến trường cũng được gợi nhắc qua lời kể của công binh xây cầu.

Chuyện diễn ra trong thời gian: ngày đầu tiên dì Mây trở về sau chiến tranh;

những ngày tháng dì Mây sống ở bến sông Châu (chèo đò chở học sinh qua sông, làm y tá ở trạm xá, nuôi nấng thằng Cún). Thời gian tuyến tính được xen kẽ bởi những khoảng thời gian quá khứ được gợi lại qua các hồi ức, đối thoại (nhan sắc, tình yêu của dì Mây và chú San trước chiến tranh, tình huống dì Mây bị thương ngoài mặt trận vì che chắn cho thương binh Quang).

Tác giả miêu tả một số hình ảnh như dòng sông, con đò, cây cầu,... Những hình ảnh này có tính ẩn dụ, biểu tượng. Dòng sông gợi lên ý nghĩa về dòng đời bí ẩn, nhiều biến động, sóng gió (như tình yêu của dì Mây và chú San), nhiều hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ (như cuộc đời dì Mây, thím Ba, thằng Cún), sự đổi thay tâm trạng, sự hồi sinh (cảnh dì Mây gội đầu, tắm sông cho thấy những mất mát tuổi trẻ và sự hồi sinh của nhân vật); con đò là hình ảnh tượng trưng cho thân phận con người (dì Mây “lỡ đò”), cho sự chia li, sự chuyên chở, nâng đỡ (dì Mây chèo đò tiễn đưa chú San đi học nước ngoài; dì Mây hào phóng đưa học sinh qua sông, dì Mây đỡ đẻ cho cô Thanh); cây cầu với trụ cầu đổ, nhịp cầu gãy là hình ảnh tượng trưng cho chiến tranh phá hoại (trụ cầu đổ đứng trơ trọi, nhịp cầu bị bom đánh sập trơ ở bến sông); cho sự kiến thiết, xây dựng (bộ đội công binh về xây cầu); cho sự hàn gắn, kết nối, nghĩa tình (kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nghĩa tình giữa dì Mây và thắng Cún, dì Mây và chú Quang),...

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: