SBT Ngữ văn 10 Người ở bến sông Châu - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Người ở bến sông Châu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Người ở bến sông Châu - Cánh diều

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dì Mây, chú San, cô Thanh, Mai, thím Ba, chú Quang là tên các nhân vật trong truyện. Hãy xếp các nhân vật vào bảng dưới đây cho phù hợp:

Nhân vật chính

Nhân vật phụ

 

 

Trả lời:

Nhân vật chính

Nhân vật phụ

Dì Mây, chú San

Các nhân vật còn lại

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San, tình huống này là:

A. Bình thường

B. Rắc rối

C. May mắn

D. Trớ trêu

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Trớ trêu

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?

A. Bồn chồn, bứt rứt

B. Ngỡ ngàng, thảng thốt

C. Tươi vui, rạng rỡ

D. Tức tưởi, đau khổ

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Tức tưởi, đau khổ

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo đì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”.

Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.

A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu

B. Liều lĩnh, kiêu căng, bất cần

C. Nóng nảy, bực tức, nông nổi

D. Uất ức, tức tưởi, dùng dằng

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các chi tiết dưới đây thể hiện điều gì?

- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.

- Lúc về mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bỏ dì ngồi một mình. ”.

- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột. ”.

A. Mai thiếu sự quan tâm, chăm sóc dì Mây

B. Chú San thờ ơ, lạnh lùng với dì Mây

C. Tình cảm gần gũi, thắm thiết giữa dì và cháu

D. Tình cảm yêu thương sâu nặng của hai chị em gái

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Tình cảm yêu thương sâu nặng của hai chị em gái

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn sau đây và cho biết, vì sao dì Mây khóc?

- Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ, khóc tức tưởi. “Ơ cái con này! ” Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của đì hoà lẫn tiếng oe oe của đứaa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rồi. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ đề con Mây nó khóc. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ.”.

A. Mệt mỏi, căng thẳng

B. Mừng cháu bé ra đời

C. Thương thân, tủi phận

D. Thương xót đứa bé sinh khó

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Thương thân, tủi phận

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi l, SGK) Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Trả lời:

Xác định sự kiện chính:

Văn bản được chia làm bốn phần, thể hiện nét hiện thực khác biệt, độc đáo của thời kì chống Mỹ cứu nước. Đó là sự tham dự, chiến đấu và hi sinh của người phụ nữ trong và sau chiến tranh.

Phần (1): kể chuyện dì Mây về làng đúng ngày chú San - người yêu cũ - cưới vợ cũng như tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, chú San và những người thân trong gia đình.

Phần (2): kể chuyện dì Mây ra sống ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp người cha chèo đò đưa khách qua sông; tâm trạng buồn tủi của dì Mây, sự quan tâm và tình cảm của mẹ và Mai đối với dì Mây.

Phần (3): kể chuyện dì Mây trở lại với nghề y tá, làm việc ở trạm xá xã; cô Thanh - vợ chú San đẻ khó, suýt chết, dì Mây đỡ đẻ, cứu sống cả hai mẹ con.

Phần (4): kể chuyện thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây nhận nuôi thằng Cún - con thím Ba; dì Mây gặp lại chú Quang - người thương binh năm xưa nay về chỉ huy công binh xây cầu qua bến sông Châu; dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang; hằng đêm, tiếng dì Mây ru thằng Cún lan xa, vang vọng trên bến sông Châu.

Nhận xét cách xây dựng cốt truyện:

Về việc xây dựng cốt truyện, tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện đặc

sắc. Đó là tình huống éo le, rắc rối, khó đoán, bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. Từ tình huống trớ trêu, nan giải này, tác giả miêu tả thành công tâm trạng đau khổ của dì Mây, gợi lại quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang).

Các sự kiện tạo thành cốt truyện chủ yếu được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng vừa đủ để tạo sức gợi, cúng cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời nhân vật (trước khi nhập ngũ, hoàn cảnh bị thương). Cốt truyện có sự vững chắc, kịch tính và các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.

Câu 8 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”.

Trả lời:

- Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ: xúc động nghẹn ngào khi được trở về quê hương, gặp người cha ở bến sông (giọng nói: “nghèn nghẹn”; hành động: “nhào xuống đò”); tâm trạng ngổn ngang, tan nát khi thấy nhà chú San đang có đám cưới (“dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để bên nhà chú San.”); khi nói chuyện riêng với chú San: ban đầu, tâm trạng đau khổ, uất ức, (“Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Bây giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!””; “Dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ.”); tiếp đó, tâm trạng chuyển từ uất ức, tức tưởi đến thống trách (“Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt.”); tình cảm yêu thương sâu nặng bùng lên côn cào, da diết làm cho nhân vật như mê mị đi (“Dì Mây lặng đi, người rõ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống. ”); kết thúc, dì Mây tỉnh táo, nhận rõ hoàn cảnh, quyết định dứt khoát, đầy bản lĩnh và nhân hậu (“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”; “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.””)

Diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động, quyết định của dì Mây trong tình huống này cho thấy nhân vật là người có tình cảm da diết, sâu nặng, có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng và lòng nhân hậu sâu sắc.

Câu 9 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cấu xuất hiện trong truyện.

Trả lời:

Câu chuyện diễn ra ở hai không gian chính: không gian sinh hoạt gia đình (nhà ông ngoại và nhà chú San), không gian sông nước (bến sông, lều cỏ). Không gian nhà ông ngoại được tập trung thể hiện trong phần (1), ngày dì Mây về làng; không gian nhà chú San được đặc tả ở phần (3) gắn với việc sinh nở của cô Thanh. Không gian bến sông - lều cỏ chủ yếu nổi bật ở phần (2) và (4). Trong phần (4), không gian chiến trường cũng được gợi nhắc qua lời kể của công binh xây cầu.

Chuyện diễn ra trong thời gian: ngày đầu tiên dì Mây trở về sau chiến tranh;

những ngày tháng dì Mây sống ở bến sông Châu (chèo đò chở học sinh qua sông, làm y tá ở trạm xá, nuôi nấng thằng Cún). Thời gian tuyến tính được xen kẽ bởi những khoảng thời gian quá khứ được gợi lại qua các hồi ức, đối thoại (nhan sắc, tình yêu của dì Mây và chú San trước chiến tranh, tình huống dì Mây bị thương ngoài mặt trận vì che chắn cho thương binh Quang).

Tác giả miêu tả một số hình ảnh như dòng sông, con đò, cây cầu,... Những hình ảnh này có tính ẩn dụ, biểu tượng. Dòng sông gợi lên ý nghĩa về dòng đời bí ẩn, nhiều biến động, sóng gió (như tình yêu của dì Mây và chú San), nhiều hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ (như cuộc đời dì Mây, thím Ba, thằng Cún), sự đổi thay tâm trạng, sự hồi sinh (cảnh dì Mây gội đầu, tắm sông cho thấy những mất mát tuổi trẻ và sự hồi sinh của nhân vật); con đò là hình ảnh tượng trưng cho thân phận con người (dì Mây “lỡ đò”), cho sự chia li, sự chuyên chở, nâng đỡ (dì Mây chèo đò tiễn đưa chú San đi học nước ngoài; dì Mây hào phóng đưa học sinh qua sông, dì Mây đỡ đẻ cho cô Thanh); cây cầu với trụ cầu đổ, nhịp cầu gãy là hình ảnh tượng trưng cho chiến tranh phá hoại (trụ cầu đổ đứng trơ trọi, nhịp cầu bị bom đánh sập trơ ở bến sông); cho sự kiến thiết, xây dựng (bộ đội công binh về xây cầu); cho sự hàn gắn, kết nối, nghĩa tình (kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nghĩa tình giữa dì Mây và thắng Cún, dì Mây và chú Quang),...

Câu 10 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: