SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 18


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 1 trang 18 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 18

Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103 – 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc hình dung được bối cảnh không gian, thời gian của sự việc xảy ra.

Trả lời:

Những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc hình dung được bối cảnh không gian, thời gian của sự việc xảy ra:

* Không gian

- Quẩy gánh qua đồng rộng

- Tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông.

* Thời gian:

- Đôi ta yêu nhau đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi tới mùa nước đỏ cá về/ Đợi chim tăng ló hót gọi hè.

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản, cô gái – đối tượng của lời tiễn dặn – đã được gọi (hay nói đến bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai.

Trả lời:

- Cô gái - đối tượng của lời tiễn dặn đã được gọi với những từ ngữ:

+ Người đẹp anh yêu

+ Em

- Nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai: Đây là cách xưng hô thân mật đầy tình cảm. Chàng trao rất yêu và trân trọng cô gái bằng tình yêu nồng nàn, tha thiết.

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ca dao cổ của người Việt có bài (trích):

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Cô có chồng anh tiếc lắm thay.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 270)

Bài ca dao được trích ở trên có thể gợi cho bạn liên hệ tới đoạn nào trong văn bản Lời tiễn dặn? Vì sao bạn có liên hệ đó?

Trả lời:

- Trong bài ca dao, người đọc thấy được hoàn cảnh cô gái mà chàng trai yêu phải đi lấy chồng, chàng trai ở lại ngậm ngùi, hẫng hụt, tiếc nuối. Tâm trạng đó có nhiều điểm chung với tâm trạng chàng trai trong Lời tiễn dặn.

- Trong văn bản Lời tiễn dặn, đoạn có thể liên hệ với bài ca dao được trích ở trên là:

Quẩy gánh qua đồng rộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi,

- Lí do có sự liên hệ:

+ Cả hai đoạn đều ẩn chứa tâm trạng tiếc nuối, lời nhắn gửi cuối cùng của chàng trai dành cho người con gái anh yêu trước khi đi lấy chồng.

+ Cả hai đoạn đều sử dụng cách xưng hô thân mật của chàng trai với cô gái “cô”, “người đẹp anh yêu”.

+ Cả hai đoạn đều có những động thái của nhân vật: “trèo lên”, “bước xuống”, “hái”, “quẩy gánh”, “đi”, “ngoảnh lại”, “ngoái trông”, “bước”, “quay lại”,...

+ Cả hai đoạn đều có những hình ảnh về cây có biểu thị không gian sống gần gũi như “cây bưởi”, “vườn cà”, “nụ tầm xuân”, “đồng ruộng”, “rừng ớt”, “rừng cà”, “rừng lá ngón”.

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ và so sánh trong văn bản.

Trả lời:

- Điệp ngữ:

+ Điệp ngữ “Dậy đi em”: cho thấy giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng, đong đầy tình cảm trong lời nói của chàng trai.

+ Điệp cấu trúc trong câu "Không lấy được nhau...ta sẽ lấy nhau...": khẳng định sự quyết tâm đến cùng, sẽ tìm mọi cách để được ở bên người anh yêu.

+ Điệp từ “Chết thành…” cho thấy khát vọng chung thủy đến cuối cùng.

+ Điệp cấu trúc “Yêu nhau, yêu trọn” khẳng định lại quyết tâm yêu mãnh liệt đầu thủy chung của chàng trai”

=> Việc sử dụng biện pháp điệp ngữ đã giúp tác giả thể hiện được hết ý đồ, cảm xúc, tình cảm được thể hiện trong nỗi niềm chất chứa. Đồng thời, mang tới các mục đích truyền tải, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

- So sánh: “Như bán trâu ngoài chợ”, “Như thu lúa muôn bông”, “Bền chắc như vàng, như đá”

=>  thể hiện được sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh tình yêu, bằng việc sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, đã góp phần nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái.

- Ẩn dụ

=> Những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản.

Trả lời:

Những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản:

- Về nội dung:

+ Bối cảnh: Hai lời tiễn dặm đều là của những chàng trai và cô gái yêu nhau tha thiết nhưng hoàn cảnh ngăn trở không cho họ được chung sống hạnh phúc với nhau. Đó là lời nguyện ước sắt son mà 2 chàng trai gửi gắm trong giây phút tiễn đưa 2 cô gái về làm dâu nhà khác.

+ Cảm xúc của 2 chàng trai đều thổ lộ với tâm trạng luyến tiếc, hẫng hụt, không nỡ để người mình thương đi lấy chồng. Hai chàng trai thể hiện sự sẵn sàng chăm sóc, chờ đợi hai cô gái với tấm lòng son sắt, khẳng định tình yêu thủy chung đến hết cuộc đời.

- Về cách thể hiện:

+ Ngôn ngữ dung dị, chứa chan tình cảm.

+ Các hình ảnh gần gũi, thân thuộc của phong tục tập quán vùng Tây Bắc.

+ Giọng điệu nuối tiếc, vương vấn không nỡ để người yêu đi lấy chồng.

+ Sử dụng tốt các biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: