SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 8
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 1 trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 8
Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về nét đặc sắc trong cách kể ở một truyện ngắn tự chọn.
Trả lời:
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Dẫn dắt vào một nét đặc sắc trong cách kể của truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo.
II. Thân bài
1. Mục đích Kim Lân khi viết Vợ nhặt
- Khai thác giai đoạn nạn đói 1945 khiến dân tộc cùng quẫn, Kim Lân muốn khẳng định “Đói, nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự” và đã khai thác khía cạnh này trong tác phẩm.
2. Tình huống truyện
- Tràng là một thanh niên có gia cảnh nghèo khó trong xóm ngụ cư, tính cách có phần ngờ nghệch, khờ khạo. Giữa lúc nạn đói hoành hành, Trành chấp nhận một người phụ nữ tứ cố vô thân, mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chết đói, theo mình về làm vợ.
3. Nhận xét về tình huống truyện
- Tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nằm ngoài dự đoán của cả 2 nhân vật và cả người đọc.
- Tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng trở thành thách thức lớn với người dân nghèo.
- Tình huống mang giá trị nhân đạo sâu sắc, cho ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong hoàn cảnh bi đát, ngặt nghèo; sức mạnh của tình yêu thương, sự bao dung và tinh thần lạc quan của những người sống dưới đáy xã hội.
4. Những đặc sắc nghệ thuật khi triển khai tình huống (mở rộng)
- Sự đối lập giữa bối cảnh đói khát, ám ảnh chết chóc với khát vọng sống, hạnh phúc của con người.
+ Miêu tả chi tiết bối cảnh nạn đói và sự tươi mới, đón nhận của người dân xóm Ngụ Cư khi Tràng dắt vợ về.
+ Miêu tả xuất sắc những đối lập trong tâm lí các nhân vật.
- Sự tương đồng trong hướng vận động của tâm lí nhân vật.
+ Cái đói nghèo, ủ rũ đã nhường chỗ cho sự sống, niềm vui.
- Điểm nhìn trần thuật được thay đổi đầy tinh tế, phù hợp.
- Ngôn ngữ truyện dung dị, tự nhiên; lời nhân vật cho thấy được sự chất phác, thô mộc của người dân nghèo.
III. Kết luận
- Khẳng định giá trị truyện ngắn.
- Khẳng định nét đặc sắc của tình huống truyện đã góp phần thành công cho truyện ngắn.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác: