SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 6


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 5 trang 6 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 6

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 23), đoạn từ “Hắn vừa đi vừa chửi” đến “không ai biết.” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu ấn tượng chung của bạn về đoạn văn.

Trả lời:

- Đoạn văn có sự luân phiên liên tục giữa các điểm nhìn của người kể chuyện và của Chí Phèo. Qua đó, tạo điểm nhấn thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên.

- Đoạn văn đã lột tả sâu sắc số phận bất hạnh đầy uất hận, bế tắc của Chí Phèo khi hắn là đại diện của một cá nhân bị xã hội ruồng bỏ, bị tước quyền làm người. Tiếng chửi cũng chính là tiếng lòng của một kiếp người chịu quá nhiều tủi hơn, cay đắng.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng đến. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Đối tượng trong lời chửi của Chí Phèo: “trời”, “đời”, “làng Vũ Đại”, “ai không chửi nhau với hắn”, “người đẻ ra hắn”.

- Ý nghĩa của việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo: Cho thấy được sự chủ động của nhà văn khi kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo. Nhà văn muốn hé lộ cho người đọc thấy những nét đặc biệt của nhân vật – một kẻ có cuộc đời khác thường, ôm mối thù hận đối với xã hội. Qua lời chửi của Chí Phèo, ta thấy được con người luôn khao khát được hòa nhập nhưng bị chối từ và tỏ ra bất mãn tột cùng khi bị xã hội ruồng bỏ. Theo nhà văn, đó là nhân vật cần được tìm hiểu, khám phá bằng một ngòi bút phân tích rành rẽ, thấu đáo.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại?

Trả lời:

- Phản ứng của dân làng Vũ Đại khi Chí Phèo chửi: “Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả.” Và điều đó khiến Chí Phèo càng thêm tức tối và càng chửi nhiều hơn.

=> Mối quan hệ giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại: Dân làng Vũ Đại tuyệt đối tránh việc đối mặt với Chí Phèo và điều đó được biện minh bằng những lí lẽ rất buồn cười và thực dụng. Giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại có mối quan hệ rất xấu. Không chỉ sợ Chí Phèo, người ta còn không muốn quan tâm, không muốn thừa nhận hắn. Về phía Chí Phèo, bằng tiếng chửi bật ra thường xuyên mỗi khi say rượu, hắn đã tự cô lập mình, cắt đứt mối liên lạc với nơi chốn đáng lẽ phải duy trì được quan hệ gắn bó.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, nên sơ đồ hoá như thế nào về mối quan hệ giữa ba “yếu tố chính làm nên nội dung của đoạn văn này: Chí Phèo, chửi và rượu.

Trả lời:

Theo bạn, nên sơ đồ hoá như thế nào về mối quan hệ giữa ba yếu tố chính làm nên nội dung

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua việc kết nối câu đầu với ba câu cuối của đoạn văn, bạn rút ra được nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật, rộng ra là cách tổ chức câu chuyện thành truyện kể của nhà văn Nam Cao?

Trả lời:

- Câu đầu của đoạn văn xuất hiện một cách đường đột, không gợi bối cảnh mà “bắt ngay” vào kể phần chính của sự việc - một sự việc có thể gây chú ý, tò mò cao độ. Nhà văn đã giới thiệu nhân vật theo một quy trình ngược. Người đọc thấy hành động trước khi thấy người và chỉ biết người qua một từ “hắn” hết sức mơ hồ. Tiếp đó, sau khi biết được tên nhân vật, tác giả lại tiếp tục gây tò mò cao độ khi nhà văn viết: “Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”.

=> Trần thuật của nhà văn không đi theo mạch tuyến tính của câu chuyện. Tuy vậy, ông vẫn không làm độc giả bị sốc khi chú ý viết kĩ những câu chuyển tiếp giữa các đoạn. Nhìn chung, cách kể chuyện của Nam Cao mới mẻ, hiện đại, thể hiện được một cách tư duy mới về nghệ thuật tự sự.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: