SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 7 trang 7, 8
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 7 trang 7, 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 7 trang 7, 8
Bài tập 7 trang 7, 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?
(Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu, Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977, tr. 68 – 69)
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Tâm trạng dằn vặt, dày vò của nhân vật khi phải gác lại lý tưởng và tình yêu nghệ thuật để đối mặt với cuộc sống cơm áo gạo tiền bằng việc làm trái lòng mình (viết những bài văn, bài báo nhạt nhẽo, hời hợt, chạy theo xu hướng và bỏ qua những giá trị cốt lõi cao cả).
- Việc tóm tắt đoạn trích này khó hơn, phức tạp hơn vì đoạn trích không đề cập rõ ràng hoàn cảnh hay xuất thân của nhân vật. Hơn nữa, toàn bộ đoạn trích đều là những xung đột, giằng xé nội tâm và thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật.
Trả lời:
Tác giả đã lựa chọn điểm nhìn thay đổi linh hoạt giữa người kể chuyện và nhân vật chính. Đặc biệt, khi điểm nhìn bên trong đặt vào nhân vật chính, người đọc thấy rõ được những đau khổ, dằn vặt giữa hiện thực và lí tưởng của nhân vật.
=> Tác giả thành công trong việc soi tỏ cho người đọc thấy được hiện thực những vất vả, trăn trở, vật vã trong việc nhận thức về nghề nghiệp của người sáng tạo nghệ thuật.
Trả lời:
Lí do giải thích cho nỗi buồn của nhân vật “hắn”:
- Ước mong sáng tác được những tác phẩm hoàn hảo, tử tế nhưng lại chỉ viết ra những trang viết nhạt nhẽo, “bất lương” (bất lương khi đối chiếu với lí tưởng nghề nghiệp mà mình theo đuổi).
- Mong được chuyên tâm sáng tác nhưng thực tế lại phải dành phần lớn thời gian cho chuyện áo cơm, cho những việc “tẹp nhẹp, vô nghĩa lí” của đời sống thường nhật.
=> Nỗi buồn của nhân vật phản ánh rõ nhân cách con người anh. Có thể nói nhân vật “hắn” là người có lương tâm nghề nghiệp (nghề văn), có lòng tự trọng, có trách nhiệm với cuộc sống và đặc biệt là luôn tự vấn bản thân. Cho dù anh có thể thất bại nhưng anh vẫn là một con người hết sức đáng trọng.
Trả lời:
- Câu thứ nhất phủ định lối “sáng tạo” văn chương theo đơn đặt hàng, không có đóng góp mới, thiếu sự thúc đẩy từ nội tâm và thiếu khát vọng. Văn chương được làm ra theo kiểu ấy không thể gọi là văn chương đích thực.
- Câu thứ hai có nội dung khẳng định cách thực hành sáng tác với niềm đam mê tìm tòi, với mong muốn tạo ra những sản phẩm thực sự độc đáo, có những phát hiện giá trị về cuộc sống, con người. Văn chương sáng tác theo hướng này được nhìn nhận là văn chương chân chính, đáng để hi sinh cả đời để theo đuổi.
=> Đoạn trích có thể xem là một danh ngôn nói về yêu cầu tối cao của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Khẳng định giá trị của sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ.
Trả lời:
- Các kiểu câu xuất hiện trong đoạn trích: câu hỏi, câu cảm thán, câu trần thuật.
=> Góp phần làm nói rõ chân dung tinh thần của nhân vật (sáng tạo và cần thận mọi thứ mình viết mới là người viết chân chính); giúp nhịp điệu và giọng điệu của lời kể tránh được sự đơn điệu, buồn tẻ, người đọc cuốn theo dòng cảm xúc của nhân vật và thấu hiểu những trăn trở của nhân vật chính
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác: