SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 10
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 4 trang 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 10
Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 74) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Thể thơ: Tự do
- Thể thơ phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ. Thể thơ tự do có sự linh hoạt về số tiếng trong một dòng thơ, giúp thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.
Trả lời:
Nhân vật trữ tình không cảm nhận thời gian thông qua những dữ kiện mang tính vật chất do các giác quan đưa lại mà thông qua suy tưởng. → Hình ảnh thơ trở nên đa nghĩa, giàu tính tượng trưng:
+ Ở hai câu đầu, thời gian là một đối tượng trừu tượng lại được hình dung như một đối tượng cụ thể, có thể lọt qua, chảy qua “kẻ tay” để “làm khô những chiếc lá”. Thời gian là yếu tố tượng trưng cho những gì đã trôi qua và ở lại quá khứ. Con người suy tư về từng kí ức, dấu ấn “qua kẽ tay” mới thấy được thời gian mỏng manh, quý giá nhưng dễ tuột mất như vậy. Con người tiếc nuối và muốn nắm giữ thời gian nhưng thời gian vẫn vô tình trôi đi “làm khô những chiếc lá”, kỉ niệm cũng rơi rụng một cách khô khốc.
+ “Rơi” là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi tiếc nuối khi mọi thứ ta yêu thương dần vụt khỏi tầm tay.
→ Quy luật của thời gian khiến vạn vật tàn phai, khô cằn. Con người cũng dần đi đến đoạn cuối cuộc đời với bao điều bỏ lại.
Trả lời:
- Từ “riêng” trong khổ 2 không xuất hiện đường đột. Nó báo hiệu rằng trước đó, ở khổ 1, nhà thơ đã nói đến tình trạng phôi pha có tính phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng trước sức huỷ hoại không thể cưỡng nổi của thời gian. Vì vậy, khổ 2 có mối liên kết rất chặt với khổ 1.
- Khổ 2 làm một lời tổng kết những điều sẽ còn mãi ở lại, mãi xanh tươi và đi ngược lại quy luật khắc nghiệt của thời gian - đó là những câu thơ và những bài hát. Việc lặp lại từ “riêng” đã khẳng định sự trường tồn của nghệ thuật chân chính.
Trả lời:
Trong bài thơ, từ “xanh” đối lập với “cạn”.
- “Cạn” thể hiện sự lụi tàn, khô cằn, mai một, tiêu mòn.
=> “Xanh”: Sự trường tồn, còn mãi, không bị biến mất của nghệ thuật chân chính.
Trả lời:
- “Đôi mắt em”: ẩn dụ cho chính em, nói về tình yêu – điều vẫn còn lung linh trong kí ức, bất chấp dòng thời gian tàn phá, huỷ hoại bao điều khác.
- “Hai giếng nước”: ẩn dụ cho sự thẳm sâu, huyền bí, nói đến một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn.
=> So sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”, nhà thơ muốn nhấn mạnh sự trong lành, lấp lánh, dạt dào sức sống của trái tim em, tình yêu của em giữa muôn hình vạn trạng đổi thay của cuộc đời. Tình yêu của em trong kí ức vẫn vẹn nguyên mãi không vơi cạn.
Trả lời:
- Thời gian là quy luật bất biến, là thế lực vô tình, có thể xoá sạch dấu vết của nhiều điều trong kí ức.
- Trước thời gian, chỉ nghệ thuật (câu thơ, bài hát) và tình yêu (đôi mắt em) là đủ sức kháng cự để tồn tại mãi mãi.
- Dù thời gian là lực lượng đáng sợ nhưng chỉ khi được đặt trong tương quan đối lập với nó, nghệ thuật và tình yêu mới có cơ hội khẳng định sức sống và sự tồn tại bền vững của mình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác: