SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 10, 11


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 5 trang 10, 11 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 10, 11

Bài tập 5 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại khổ thơ 5 của bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 56) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy miêu tả lại theo cách của bạn những hình ảnh đã được vẽ lên trong khổ thơ.

Trả lời:

Khổ thơ 5 đã vẽ ra khung cảnh lao động hăng say của những người nông dân “dãi gió dầm mưa” trên những mảnh ruộng để làm ra những sản phẩm quý giá nuôi sống con người. Những người nông dân ấy đang cúi khom lưng xuống luống cày để làm việc. Tia nắng sớm mai hay cơn gió hè khô nóng chẳng làm họ dừng tay. Dù cho vất vả, khổ cực đến đâu, ở họ vẫn tóat lên vẻ đẹp lao động rực rỡ. Bùn đất lấm lem cũng trở nên thơm nức bởi những hi vọng gửi gắm. Những bàn tay khô cằn cần mẫn vãi giống trên mảnh rộng ấy dưới ánh nắng ban mai cũng chính là khi họ đã ươm mầm tia hi vọng về cuộc sống ấm no, giàu đẹp, đủ đầy nơi quê hương.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc hoạ trong khổ thơ. Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng, ý nghĩ gì?

Trả lời:

Sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc hoạ trong khổ thơ được thể hiện giữa hai phương diện:

- Sự gắn kết tự nhiên, có tính khách quan giữa người nông dân và đồng ruộng, nói rộng ra là giữa con người với tư liệu sản xuất của mình. Người nông dân lao động trên đồng ruộng để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống của chính họ và trong chiến đấu.

- Sự gắn kết được “phát hiện” theo cái nhìn của nhà thơ và được thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật phù hợp, tinh tế. Nhà thơ đã vẽ nên những đường nét vận động rất giàu hình tượng “cong xuống” - “tung trời”. Đó là sự cộng hưởng - thăng hoa của công việc lao động của những người nông dân. Chính những người nông dân vất vả, cơ cực ấy đã vẽ nên vẻ đẹp của đồng ruộng quê hương và gieo xuống lòng đất, ươm mầm cho những hi vọng về sự sống và no ấm.

=> Chính sự gắn kết mà nhân vật trú tình phát hiện đã gieo vào lòng anh niềm hi vọng, tin tưởng vào cuộc đời, vào sự đổi thay sẽ đến với đất nước, dân tộc vào ngày mai không xa.

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong câu “Mà bùn hi vọng nức hương ngây”.

Trả lời:

- BPNT: Nhân hóa “bùn hi vọng”

- Tác dụng: Thể hiện niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, no đủ. Đồng thời giúp hình ảnh sinh động, gợi cảm hơn.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, nếu không có khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Khổ thơ có những hình ảnh, chi tiết rất đắt giá. Những hình ảnh mang tính đặc trưng khi nhắc về ruộng đồng, quê hương sẽ làm nổi bật hơn nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Đây có thể coi là khổ thơ được nhà thơ dụng công đặc biệt nhằm tạo nên “cú sốc” nhận thức, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc với những tín hiệu nghệ thuật mang đặc trưng độc đáo.

=> Nếu không có khổ thơ, bài thơ sẽ chỉ thuần một giọng điệu với các chi tiết nhạt nhòa và sẽ không truyền tải được rõ nỗi nhớ quê nhà của nhân vật trữ tình với người đọc.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy đối chiếu hình ảnh được tạo hình ở hai câu sau của khổ thơ với hình ảnh người gieo giống trong bức tranh sơn mài Bình minh trên nông trang của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nùng. Bạn rút ra nhận xét gì qua sự đối chiếu ấy?

Trả lời:

Nhận xét: Cả hai hình ảnh (trực tiếp và tưởng tượng) đều thể hiện rõ nét hình tượng người nông dân đang làm việc vào buổi sớm mai, ánh sáng rực rỡ, tinh khôi của ngày mới như tượng trưng cho một tương lai tươi sáng. Đó cũng chính là lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân với những hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn sẽ đến.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: