SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 9, 10, 11 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 9, 10, 11 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 9, 10, 11 - Cánh diều

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong các ngữ liệu sau (trích từ tiểu thuyết Số đỏ):

a) Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người họ lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiên quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

b) Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đảm. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đảm thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết.

c) Thấy không “giới thiệu” bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:

- Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!

d) Xuân Tóc Đỏ chỉ nghe lỏm được có thể. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở.

Trả lời:

a) Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người họ lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiền quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

b) Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết.

c) Thấy không “giới thiệu” bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:

– Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!

d) Xuân Tóc Đỏ chỉ nghe lỏm được có thế. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)

c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)

Trả lời:

a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

Các nghịch ngữ quên đi – nhớ lại, thân yêu – xa lạ biểu đạt giá trị to lớn của công việc viết lách. Viết lách là cách để có thể sống đủ đầy những trải nghiệm quý giá của cuộc đời.

b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)

Các nghịch ngữ sự sống – cái chết; hạnh phúc – hi sinh, gian khổ biểu đạt những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về những giá trị của nghịch cảnh, thử thách.

c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu. mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)

Các nghịch ngữ chết mà chưa sống – chết ngay trong lúc sống biểu đạt quan niệm của nhân vật về cuộc sống, cách sống và lẽ sống. Một người sống không có mục đích, không có lí tưởng chính là đã chết về tinh thần.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

a) Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần “đạo đức cách mạng”, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Hồ Chí Minh)

b) Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

a) Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thẩm nhuần “đạo đức cách mạng”, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Hồ Chí Minh)

Nghịch ngữ là người lãnh đạo, là người đầy tớ thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một quan tiến bộ, toàn diện và khoa học. điêm

b) Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên. (Ngô Tất Tố)

Nghịch ngữ cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau thể hiện sự phê phán, giễu cợt, mỉa mai của nhà văn đối với quá trình thăng tiến của nhân vật “ông”. Đó là sự thăng tiến không dựa trên tài năng, nhân cách mà dựa trên vật chất và những mối quan hệ đặc biệt của nhân vật này. Cách sắp xếp từ ngữ cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh cho thấy thái độ khinh thường của nhà văn đối với tầng lớp quan lại thời kì phong kiến.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sử dụng nghịch ngữ để đặt tiêu đề cho ngữ liệu sau:

Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để về lấy thuyền. (Nguyễn Tuân)

Trả lời:

Tiêu đề: Một quãng sông Đà ầm ầm quạnh hiu

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: