SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 11 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 11 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
- Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 7 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 8 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 9 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 11 - Cánh diều
Trả lời:
Thư có nhiều loại. Xuất phát từ mục đích viết, có thể chia làm hai loại: thư cá nhân và thư trao đổi công việc. Thư trao đổi công việc là loại văn bản mang tính chất hành chính. Trong đó, người viết là cá nhân hoặc người có vị trí (chức vụ) thay mặt cho tập thể của một đơn vị (cơ quan, công ti,...) để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm với các đối tượng liên quan. Ví dụ:
a) Thư của cô giáo chủ nhiệm gửi học sinh, phụ huynh học sinh bàn về việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cuối năm học lớp 12.
b) Thư của công ti X gửi các ứng viên đã được tuyển dụng vào lao động hoặc hợp đồng công việc ở công ti (thư mời nhận việc) và người được tuyển dụng viết thư trả lời cơ quan tuyển dụng về việc mình có nhận lời hay không (thư trả lời nhà tuyển dụng).
Trả lời:
- Thư trao đổi công việc có thể gửi qua bưu điện hay qua hộp thư điện tử (email), tin nhắn (messenger),...
- Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc; nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp.
Trả lời:
Đứng trước ngưỡng cửa với vô vàn sự lựa chọn đã tạo nên không ít khó khăn cho các vị phụ huynh và con em học sinh. Để giải quyết vấn đề đó, các bậc phụ huynh và học sinh cần quan tâm đến học lực, năng khiếu và sở thích ngành nghề của con em. Bởi lẽ, thế mạnh và sở thích là hai yếu tố song hành cùng nhau khi bước vào con đường lựa chọn ngành nghề. Đặc biệt, kính mong các vị phụ huynh luôn tôn trọng lựa chọn của con em, luôn đồng hành, động viên các em trong quá trình chọn nghề và tìm nghề.
Trả lời:
Văn bản nghị luận không chỉ có sự kết hợp của các thao tác lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh,...) mà nhiều khi còn phải kết hợp cả các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, biểu cảm,...). Sự kết hợp này giúp cho bài nghị luận vừa có được sự chặt chẽ, lô gích trong tư duy vừa có được sự sinh động, hấp dẫn từ những hình ảnh, hình tượng. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục bởi lí lẽ vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí được sáng tỏ và thấm thía.
– Nội dung chính của văn bản trên bàn về vấn đề gì?
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?
– Chỉ ra vai trò và tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Trả lời:
– Nội dung chính của văn bản Hai biển hồ là thông qua việc giới thiệu đặc điểm hai biển hồ mà nêu lên suy nghĩ về thế nào là cách sống, lối sống có ích của con người.
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận có kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả.
– Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên đã tạo cho bài văn sự mềm mại, sinh động, hấp dẫn,... Sức thuyết phục không chỉ ở các lí lẽ mà còn bằng hình ảnh (miêu tả), sự việc (tự sự) cụ thể.
Trả lời:
Rèn luyện kĩ năng nói và nghe có ba yêu cầu: kĩ năng nói, kĩ năng nghe và kĩ năng nói – nghe tương tác. Mỗi bài tập trung vào một kĩ năng trọng tâm: nói, nghe hoặc nói nghe tương tác. Tiết học này tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, kĩ năng trọng tâm sẽ là nói – nghe tương tác.
Trả lời:
Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần chú ý:
- Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận; thu thập thông tin về vấn đề đó.
- Nêu ra được quan điểm, ý kiến của bản thân; xác định được quan điểm, ý kiến đối lập với mình.
- Tìm được những lí lẽ, bằng chứng (nhất là những tri thức khoa học), các phương tiện hỗ trợ để bảo vệ quan điểm của bản thân, đồng thời bác bỏ quan điểm đối lập.
- Dự kiến những câu hỏi, nội dung bác bỏ / phản biện của người nghe để chuẩn bị các phương án trả lời.
- Xác định và nắm vững các nguyên tắc tranh luận: nêu đầy đủ và rõ ràng vấn đề cần tranh luận; tôn trọng người tham gia tranh luận; bác bỏ quan điểm của đối phương một cách có cơ sở, không bảo thủ; có thái độ khách quan, thiện chí khi tranh luận;...
- Kết luận về vấn đề phải được nêu ra một cách hợp lí, thuyết phục.
- Thực hiện tranh luận theo quy trình đã nêu ở ý 1.1. Định hướng.
Ngoài ra, để đảm bảo cho cuộc tranh luận được diễn ra khách quan, cần có người điều hành để nêu vấn đề, dẫn dắt và kết luận. Ngôn ngữ và thái độ tranh luận phải phù hợp, có văn hoá,...
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm văn học là ý nghĩa khi tác phẩm ấy ra đời, lấy các đặc điểm và yêu cầu của thời kì lịch sử khi đó để xem xét và đánh giá giá trị của tác phẩm ấy. Người ta thường nói, khi nhận xét và đánh giá cần có quan điểm lịch sử là thế.
Ngoài ý nghĩa lịch sử, tác phẩm văn học còn có tính thời sự. Đó là những nội dung, tư tưởng, thông điệp gợi ra từ tác phẩm vẫn có ích, có giá trị đối với cuộc sống hiện đại, cho dù nó đã ra đời từ rất lâu. Ví dụ, các tác phẩm văn học trung đại vẫn có nhiều ý nghĩa với cuộc sống hiện nay.
Trả lời:
Việc không tán thành ý kiến cho rằng bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử là đương nhiên; vấn đề ở đây cần làm sáng tỏ bài văn này có tính thời sự. HS cần nêu được lí lẽ và bằng chứng làm rõ bài văn tế vẫn có giá trị, có ích với cuộc sống hiện nay như thế nào.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại hay khác: