SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 36 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 36 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 36 - Cánh diều

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Theo em, vì sao sách Ngữ văn cuối lớp 12 cần có nội dung tổng kết đọc, viết, nói và nghe?

Trả lời:

Mục tiêu dạy học Ngữ văn của Chương trình 2018 không chỉ tập trung vào nội dung mà hình thành cách thức: cách đọc, cách viết, cách nói – nghe cho HS. Từ đó, yêu cầu HS biết vận dụng cách thức ấy vào những ngữ cảnh mới, tình huống mới. Đó là lí do ở cuối sách Ngữ văn các lớp cấp THCS (bộ Cánh Diều) đều có Sổ tay đọc, viết, nói, nghe. Lên cấp THPT sách Ngữ văn các lớp không có phần sổ tay mà thay vào đó, cuối lớp 12 cần có phần tổng kết về cách đọc hiểu, viết và nói – nghe.

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vì sao cần luyện tập kĩ năng đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản?

Trả lời:

Cần luyện tập kĩ năng đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản vì mỗi thể loại và kiểu văn bản có những đặc điểm (đặc trưng) về nội dung và hình thức. Muốn hình thành năng lực đọc văn bản, tức biết cách đọc, cách khám phá văn bản cần biết và hiểu tác dụng của các đặc điểm thể loại và kiểu văn bản. Không thể dựa vào nội dung cụ thể của văn bản để hình thành cách đọc.

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK, trang 129) Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Trả lời:

– Tuy nhiên, văn bản văn học, cũng như kiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin lại có những đặc trưng riêng, vì thế, khi đọc cần chú ý những nét đặc trưng này để có cách đọc phù hợp. Ví dụ:

+ Văn bản văn học thường có tính đa nghĩa khác với văn bản nghị luận và văn bản thông tin chỉ đơn nghĩa.

+ Ngôn ngữ và hình thức của văn bản văn học cũng có những điểm khác biệt với văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tại sao viết một văn bản cần “Tạo lập theo quy trình bốn bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa); vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể để diễn đạt bài văn sinh động, đạt hiệu quả cao,...; không chép lại văn của người khác.”

Trả lời:

Khí viết một văn bản cần “Tạo lập theo quy trình bốn bước (chuẩn bị, tim ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa) vì như thế mới hiểu rõ quy trình tạo ra một văn bản; kiểm soát được chất lượng của mỗi bước, biết được bằng cách nào minh tạo ra được một sản phẩm (bài văn / đoạn văn),... biết cách làm ra sản phẩm của chính mình, không sao chép của người khác.

– Khi viết bài văn cần vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể như giải thích, chứng minh, so sánh, bình luận,... để diễn đạt bài văn sinh động, đạt hiệu quả cao,...

– Viết bài văn là nêu ý kiến, suy nghĩ và tình cảm của riêng minh,... Vì thế, không chép lại văn của người khác”, tức tránh được lỗi đạo văn.

Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cần chú ý cả ba yêu cầu: nội dung; cách thức; thái độ và tình cảm khi nói — nghe. Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung

+ Chính xác và rõ ràng: Nội dung của lời nói cần phải chính xác, rõ ràng và dễ hiểu. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ hoặc không rõ nghĩa.

+ Phù hợp với ngữ cảnh: Nội dung cần phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Ví dụ, khi nói chuyện với người lớn tuổi, cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng.

+ Có cấu trúc: Bài nói cần có cấu trúc rõ ràng, gồm mở đầu, nội dung chính và kết luận. Điều này giúp người nghe dễ dàng theo dõi và hiểu được thông điệp.

- Cách thức

+ Phát âm rõ ràng: Phát âm cần rõ ràng, đúng ngữ điệu và tốc độ phù hợp. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, ánh mắt, và biểu cảm khuôn mặt giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp. Ví dụ, ánh mắt giao tiếp thể hiện sự quan tâm và lắng nghe.

+ Lắng nghe chủ động: Khi nghe, cần tập trung và lắng nghe chủ động, không ngắt lời người nói. Có thể sử dụng các phản hồi như gật đầu, “vâng”, “đúng rồi” để thể hiện sự chú ý.

- Thái độ và tình cảm

+ Tôn trọng và lịch sự: Thái độ tôn trọng và lịch sự là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm hoặc thiếu tôn trọng.

+ Chân thành và cởi mở: Thể hiện sự chân thành và cởi mở trong giao tiếp giúp tạo ra môi trường giao tiếp thoải mái và tin cậy.

+ Đồng cảm và thấu hiểu: Khi nghe, cần thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu với người nói. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả trong giao tiếp.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 10: Tổng kết hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: