Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại


(Bài tập 1, SGK) Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

a) Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại với lia lịa:

− Con lạy quý toà...

− Sao, sao?

– Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.

b) – Chị cảm ơn các chú! Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chủ. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Trả lời:

a) Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, thể hiện ở các từ ngữ xưng hô: con, quý toà; các từ ngữ có tính chất công vụ: bắt tội, phạt tù. Lời thoại của người đàn bà hàng chài thể hiện ngữ cảnh giao tiếp ở đây là toà án, giữa các nhân vật giao tiếp có khoảng cách nhất định.

b) Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ thân mật, thể hiện ở các từ ngữ xưng hô: chị, chú, các chú; các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: đâu có phải, đâu có hiểu. Lời thoại của người đàn bà hàng chài ở đây khiến khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp được rút ngắn lại, trở nên gần gũi hơn.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 12, 13, 14 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: