Các đoạn trích dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?
Các đoạn trích dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?
Các đoạn trích dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Các đoạn trích dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?
a) Cảnh sát:
− Anh tài xế ơi, đi đâu mà vội mà vàng thế? Để em kiểm tra xem nồng độ cồn có cao không nào!
b) Bố đã quán triệt rồi, anh em mình phải triệt để chấp hành. Cái vấn đề thể dục buổi sáng là phải thường xuyên. Đến bữa, trách nhiệm của anh là phải giải quyết vấn đề nấu cơm. Còn em thực hiện nhiệm vụ rửa bát. Cứ điện thoại suốt ngày là bố không tán thành đâu.
c) Ứng viên xin việc:
− Việc này, em làm thừa sức. Anh giám đốc nên tuyển em ngay đi, chứ tìm được người như em hiếm lắm ấy!
Trả lời:
a) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất công việc.
b) Sử dụng ngôn ngữ trang trọng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất riêng tư, gần gũi.
c) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất công việc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 12, 13, 14 hay khác:
- Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
- Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các đoạn văn sau:
- Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Em hãy lấy thêm một số ví dụ và điền vào bảng sau: