SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 12, 13, 14 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 12, 13, 14 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 12, 13, 14 - Cánh diều
a) Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại với lia lịa:
− Con lạy quý toà...
− Sao, sao?
– Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.
b) – Chị cảm ơn các chú! Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chủ. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...
Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.
Trả lời:
a) Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, thể hiện ở các từ ngữ xưng hô: con, quý toà; các từ ngữ có tính chất công vụ: bắt tội, phạt tù. Lời thoại của người đàn bà hàng chài thể hiện ngữ cảnh giao tiếp ở đây là toà án, giữa các nhân vật giao tiếp có khoảng cách nhất định.
b) Lời thoại mang đặc điểm của ngôn ngữ thân mật, thể hiện ở các từ ngữ xưng hô: chị, chú, các chú; các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: đâu có phải, đâu có hiểu. Lời thoại của người đàn bà hàng chài ở đây khiến khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp được rút ngắn lại, trở nên gần gũi hơn.
a) Học sinh, sinh viên, tri thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành động tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ.
(Nguyễn Thị Bình)
b) Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của sự mắt của sự bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật muốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giả trị con mong muốn. Con cũng hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi mà con muốn đến nhé!
(Nguyễn Thu Hà)
Trả lời:
a) Đoạn văn mang các đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Phạm vi giao tiếp: phạm vi xã hội với nhiều nhân vật giao tiếp khác nhau.
– Từ ngữ: bảo đảm chuẩn mực, mang tính toàn dân, chính thống và lịch sự.
– Kiểu câu: được gọt giũa cẩn thận, đầy đủ thành phần, chủ yếu là câu ghép.
b) Đoạn văn mang các đặc điểm của ngôn ngữ thân mật, thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Phạm vi giao tiếp: phạm vi gia đình với hai nhân vật giao tiếp là mẹ và con.
– Từ ngữ: có sắc thái gần gũi, dân dã, thể hiện tình yêu của người mẹ đối với con mình.
– Kiểu câu: đa dạng, gồm cả câu đặc biệt, câu cảm thán.
a) Cảnh sát:
− Anh tài xế ơi, đi đâu mà vội mà vàng thế? Để em kiểm tra xem nồng độ cồn có cao không nào!
b) Bố đã quán triệt rồi, anh em mình phải triệt để chấp hành. Cái vấn đề thể dục buổi sáng là phải thường xuyên. Đến bữa, trách nhiệm của anh là phải giải quyết vấn đề nấu cơm. Còn em thực hiện nhiệm vụ rửa bát. Cứ điện thoại suốt ngày là bố không tán thành đâu.
c) Ứng viên xin việc:
− Việc này, em làm thừa sức. Anh giám đốc nên tuyển em ngay đi, chứ tìm được người như em hiếm lắm ấy!
Trả lời:
a) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất công việc.
b) Sử dụng ngôn ngữ trang trọng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất riêng tư, gần gũi.
c) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất công việc.
Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Em hãy lấy thêm một số ví dụ và điền vào bảng sau:
|
Ngôn ngữ trang trọng |
Ngôn ngữ thân mật |
Ngôn ngữ nói |
Mẫu: Lời phát biểu chào mừng Ngày Môi trường Thế giới tại trường. |
Mẫu: Cuộc trò chuyện với bạn bè về việc giữ gìn vệ sinh lớp học. |
... |
... |
|
Ngôn ngữ viết |
Mẫu: Thư điện tử gửi ban tuyển sinh của một trường đại học. |
Mẫu: Thư điện tử gửi người thân về việc chọn trường đại học. |
... |
... |
Trả lời:
|
Ngôn ngữ trang trọng |
Ngôn ngữ thân mật |
Ngôn ngữ nói |
Trả lời câu hỏi của thầy cô giáo trong giờ học. |
Trả lời câu hỏi của bạn bè trong lớp. |
Ngôn ngữ viết |
Thư điện tử đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường. |
Thư điện tử gửi bạn bè hoặc người thân về mong muốn phát huy sở trường của bản thân. |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại hay khác: