Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch
Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.
Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.
A |
|
B |
(1) Hài kịch |
|
a) là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch. |
(2) Tình huống trong hài kịch |
|
b) gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu; gần với đời sống; bao gồm nhiều biện pháp như chơi chữ, nói lái, nói quá, nói lắp, nhại, tương phản,...; đối thoại thường được tổ chức theo cấu trúc tấn công - phản đòn, thăm dò – lảng tránh, cầu xin – từ chối, vu vạ – biện minh,... |
(3) Xung đột trong hài kịch |
|
c) một thể loại kịch, sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời, trong đời sống. |
(4) Nhân vật trong hài kịch |
|
d) thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười. |
(5) Hành động trong hài kịch |
|
e) tình thế, hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh, tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ. |
(6) Ngôn ngữ trong hài kịch |
|
g) gồm tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính, phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà, bà nói vịt”,... |
(7) Thủ pháp trào phúng trong hài kịch |
|
h) “một thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và tác phẩm đầy chất thống thiết” (Lại Nguyên Ân) |
|
|
i) thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu. |
Trả lời:
1-c; 2-e; 3-i; 4-d; 5-a; 6-b; 7-g.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Quan thanh tra hay khác:
- Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
- Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đánh dấu √ vào những điều người đọc bắt buộc phải thực hiện khi đọc hiểu văn bản hài kịch.
- Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.
- Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm thông tin ở cột B phù hợp với nhân vật ở cột A.
- Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc kĩ lời thoại của thị trưởng, từ “(đập đập tay lên trán): Sao ấy à?...” đến “... Trả lời xem nào.” (SGK, trang 55). Chỉ ra trong những lời thoại dưới đây của thị trưởng, lời thoại nào là đối thoại, lời thoại nào có màu sắc độc thoại, lời thoại nào có màu sắc bàng thoại?
- Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra mỗi lời thoại là của nhân vật nào và thể hiện thói tật, tính cách đáng cười gì của nhân vật.
- Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
- Câu 9 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Thông điệp chính của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?