Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó
(Câu hỏi 4, SGK) Nhân vật tích cực trong đoạn trích chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó
Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
Trả lời:
Theo Gô-gôn: “Tôi tiếc rằng không ai nhận thấy một nhân vật trung thực, cao thượng, hoạt động trong suốt vở kịch từ đầu đến cuối. Nhân vật trung thực và cao thượng đó là cái cười”.
- Tiếng cười trong đoạn trích đã phơi bày tất cả sự thật thối nát của bộ máy quan lại và quý tộc trong xã hội đương thời. Tiếng cười giúp người đọc nhận rõ bản chất xã hội. Tiếng cười chĩa mũi nhọn phê phán, đả kích tất cả các thói hư, tật xấu, tệ nạn,... cần lên án. Gô-gôn chia sẻ: “Trong Quan thanh tra, tôi có ý định tập hợp thành một đống và biến thành trò cười tất cả những điều xấu xa ở Nga mà tôi được biết, tất cả những điều bất công đã xảy ra ở những nơi và trong những trường hợp đòi hỏi người ta phải công bằng nhiều nhất”. Tất cả chúng là những gương mặt méo mó từ bản chất. Và thái độ của tác giả bộc lộ trực tiếp ngay qua lời đề từ ; “Mặt mày méo mó, đừng đổ tại gương” (tục ngữ Nga), Với vở kịch “Quan thanh tra”, trong từ vựng Nga có thêm một từ ngữ mới: Khlét-xta-cốp-si-na (thói Khlét-xta-cốp) chỉ “những biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa cá nhân danh lợi, những hành động của một kẻ tầm thường, rỗng tuếch, hèn nhát, nhưng đã trâng tráo khoe khoang khoác lác, lừa lọc để mọi người tưởng lầm rằng y là một con người hoàn toàn khác
- Tiếng cười thúc đẩy sự phản kháng, đấu tranh để loại bỏ cái tồi tệ, cái xấu, cái ác trong xã hội, mở đường cho sự đi tới của cái tích cực, tiến bộ. Tiếng cười chính là nhân vật trung thực và dũng cảm trong vở hài kịch này.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Quan thanh tra hay khác:
- Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.
- Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
- Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đánh dấu √ vào những điều người đọc bắt buộc phải thực hiện khi đọc hiểu văn bản hài kịch.
- Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.
- Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm thông tin ở cột B phù hợp với nhân vật ở cột A.
- Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc kĩ lời thoại của thị trưởng, từ “(đập đập tay lên trán): Sao ấy à?...” đến “... Trả lời xem nào.” (SGK, trang 55). Chỉ ra trong những lời thoại dưới đây của thị trưởng, lời thoại nào là đối thoại, lời thoại nào có màu sắc độc thoại, lời thoại nào có màu sắc bàng thoại?
- Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra mỗi lời thoại là của nhân vật nào và thể hiện thói tật, tính cách đáng cười gì của nhân vật.
- Câu 9 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Thông điệp chính của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?