Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết
Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết.
Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết
Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết.
Trả lời:
Bài thơ khép lại với hình tượng nhân vật trữ tình trong tư thế và khát vọng đường mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng. Trên nền khung cảnh thiên nhiên kì vĩ: Biển Đông, muôn trùng sóng bạc, cánh gió, con người trong tư thế bay lên mang tầm vóc vũ trụ. Nghĩa hai câu kết trong nguyên văn chữ Hán là “Mong đuổi theo ngọn gió lớn qua Biển Đông / Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo”, bản dịch câu thơ cuối lại là “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. “Tiễn ra khơi” có phần quá êm ả, bình lặng, không thể hiện được khí thế mạnh mẽ, hào hùng của con người được chắp đôi cánh của lí tưởng, khát vọng bay lên trên thực tại khắc nghiệt, tối tăm với ánh sáng của niềm lạc quan, niềm tin trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Lưu biệt khi xuất dương hay khác:
- Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:
- Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).
- Câu 4 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...
- Câu 5 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài hát nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:
- Câu 6 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với những bài thơ đó.