SBT Ngữ văn 12 Lưu biệt khi xuất dương - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Lưu biệt khi xuất dương sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Lưu biệt khi xuất dương - Cánh diều
Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:
A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc
B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng
C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng
D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng
Trả lời:
Quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận:
- Hai câu thực: Sống là phải có ý thức về “cái tôi”. Nhà thơ tin tưởng vào “cái tôi”: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”. Đó là “cái tôi” công dân, đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, trước đất nước. “Cái tôi” biết hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp chung, chứ không phải “cái tôi” cá nhân chỉ biết hưởng lạc. Bên cạnh niềm tự tin vào bản thân là niềm hi vọng, niềm tin vào lớp người trong tương lai: “Sau này muôn thuở, há không ai?”.
- Hai câu luận: Trước hoàn cảnh thực tế của đất nước “non sông đã chết” (đất nước đã mất vào tay giặc), nhà thơ đau đớn, xót xa nhưng đồng thời khẳng định ý chí kiên cường không cam chịu sống cuộc đời nô lệ. Quan niệm sống của tác giả mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại: dũng cảm từ bỏ nền học vấn cũ mà minh từng gắn bó, bởi nên học vấn đó đã lạc hậu, không giúp ích gì trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà thơ khát vọng đi tìm con đường cứu nước mới để dân tộc thoát khỏi cảnh đau khổ, lầm than.
Quan niệm sống của nhân vật trữ tinh thể hiện khí phách ngang tàng, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, lí tưởng yêu nước nồng cháy của một nhà cách mạng tiên phong trong thời đại mới.
Trả lời:
Bài thơ khép lại với hình tượng nhân vật trữ tình trong tư thế và khát vọng đường mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng. Trên nền khung cảnh thiên nhiên kì vĩ: Biển Đông, muôn trùng sóng bạc, cánh gió, con người trong tư thế bay lên mang tầm vóc vũ trụ. Nghĩa hai câu kết trong nguyên văn chữ Hán là “Mong đuổi theo ngọn gió lớn qua Biển Đông / Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo”, bản dịch câu thơ cuối lại là “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. “Tiễn ra khơi” có phần quá êm ả, bình lặng, không thể hiện được khí thế mạnh mẽ, hào hùng của con người được chắp đôi cánh của lí tưởng, khát vọng bay lên trên thực tại khắc nghiệt, tối tăm với ánh sáng của niềm lạc quan, niềm tin trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Trả lời:
Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ:
- Hình tượng thiên nhiên lớn lao, kì vĩ: trời đất (càn khôn), Biển Đông (Đông hải), gió lớn (trường phong), ngàn đợt sóng bạc (thiên trùng bạch lãng) là bối cảnh làm nền để nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ cách mạng ra đi tìm đường cứu nước mang sức mạnh, khát vọng vươn ngang tầm với vũ trụ bao la.
- Nghệ thuật đối: hai câu thực thể hiện ý thức về “cái tôi” mang trách nhiệm cá nhân đối với cuộc đời (“Trong khoảng trăm năm cần có tớ”), mang niềm tin vào những con người cùng có “chí làm trai” (“Sau này muôn thuở, há không ai?”). Hai câu luận nói lên quan niệm nhân sinh cao đẹp: không chịu sống cuộc đời nô lệ (“Non sông đã chết sống thêm nhục”), thể hiện một nhận thức mới, mang tính cách mạng: từ bỏ nền học vấn cũ không còn phù hợp với thời đại mới (“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.”).
- Bút pháp ước lệ, cường điệu: trời đất không thể lay chuyển “chí làm trai”; con người là trung tâm của vũ trụ, trong khoảng “trăm năm”, “muôn thuở”, mang sức mạnh của thiên nhiên “theo gió lớn”, “vượt Biển Đông”,...
- Giọng điệu: sục sôi, đầy nhiệt huyết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ (lưu ý cách nói tính khẳng định mạnh mẽ – khẳng định trực tiếp hoặc câu nghi vấn mang tính khẳng định).
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!
Trả lời:
Đoạn thơ trong bài hát nói “Chơi xuân” của Phan Bội Châu thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt và khát vọng thay đổi thời thế của nhà cách mạng. Bài thơ thể hiện tinh thần trách nhiệm và khát vọng lớn lao của tác giả. Câu thơ “Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi” nhấn mạnh trách nhiệm của người nam nhi đối với đất nước. Phan Bội Châu khẳng định rằng mỗi người đàn ông đều có trách nhiệm tô điểm và bảo vệ giang sơn. “Sinh thời thế phải xoay nên thời thế” thể hiện khát vọng thay đổi thời thế, không chấp nhận số phận mà phải tự mình tạo ra sự thay đổi. Đây là tinh thần chủ động, không cam chịu, luôn tìm cách để cải thiện tình hình. Bài thơ thể hiện niềm tin vào cơ hội và khả năng thay đổi. “Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ” cho thấy niềm tin vào cơ hội và khả năng thay đổi khi gặp thời cơ thuận lợi. Phan Bội Châu tin rằng nếu có cơ hội, việc thay đổi thời thế không phải là điều quá khó khăn. “Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà” thể hiện mong muốn mang lại mùa xuân, sự tươi mới và thịnh vượng cho đất nước. Phan Bội Châu mong muốn đất nước được đổi mới, phát triển và hạnh phúc. Đoạn thơ của Phan Bội Châu không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn là lời khẳng định tinh thần yêu nước, trách nhiệm và khát vọng lớn lao của người cách mạng. Tinh thần này không chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm và khát vọng xây dựng đất nước.
Trả lời:
Trước hết tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ. Tiếp đến, nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa các bài thơ này với bài Lưu biệt khi xuất dương.
- Giống nhau: “chí làm trai” là lí tưởng sống của trang nam nhi. “Chí làm trai” là lập công danh để lại cho đời (“Công danh nam tử còn vương nợ” – bài Tỏ lòng; “Nợ tang bồng vay trả trả vay / Chí làm trai nam bắc đông tây” – bài Chí làm trai; “Làm trai phải lạ ở trên đời” – bài Lưu biệt khi xuất dương), có trách nhiệm với cuộc đời, với non sông, đất nước (“Múa giáo non sông trải mấy thâu” – bài Tỏ lòng, “Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong / Chí những toan xẻ núi lấp sông” – bài Chi làm trai; “Non sông đã chết, sống thêm nhục” – bài Lưu biệt khi xuất dương).
- Khác nhau: Trong bài Lưu biệt khi xuất dương, nhân vật trữ tình táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Con người dám đối mặt với cả trời đất (càn khôn), cả vũ trụ để tự khẳng định mình: “Há để càn khôn tự chuyển dời / Trong khoảng trăm năm cần có tớ”. “Chí làm trai” của con người mang tư tưởng của thời đại mới, đầy bản lĩnh dám từ bỏ những cái cũ đã trở nên lạc hậu trước thời cuộc (“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”) để tìm đến con đường cứu nước mới (“Muốn vượt Biển Đông theo cánh gió, / Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Văn tế, thơ hay khác: